Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 12:57
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 44 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3, 4, 5  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 13260 | Trả lời: 43)
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 7 2008, 16:12
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Mặt trời xa, gần



Đức Khổng Tử đi chơi ra phía đông, thấy hai đứa bé cãi nhau, hỏi tại làm sao, thì một đứa nói rằng :

-« Tôi, thì tôi cho mặt trời, lúc mới mọc, ở gần ta hơn, về buổi trưa, ở xa ta hơn.

-Còn một đứa nói: Tôi, thì tôi cho mặt trời lúc mới mọc ở xa ta hơn, về buổi trưa, ở gần ta hơn.

-Đứa trước cãi: Mặt trời lúc mới mọc to như cái bánh xe, đến giữa trưa, nhỏ như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta mới nhỏ, gần ta mới to là gì ?

-Đứa sau cãi: Lúc mặt trời mới mọc, thì mát mẻ, đến giữa trưa thì nóng nực, thế chẳng phải tại gần ta mới nóng, xa ta mới mát là gì? »

Đức Khổng Tử nghe nói, không giải quyết được ra làm sao.

Hai đứa bé cười, bảo : « Thế thì cho ông là người đa tri thế nào được ! »

Liệt Tử





Lời Bàn:

-Buổi sáng, buổi trưa mặt trời ở cách trái đất cũng không phải lúc gần, lúc xa gì cả. Nếu buổi sáng, thấy mát, buổi trưa, thấy nóng hơn, chẳng qua là tại tia nóng mặt trời chiếu vào chỗ ta ở trên mặt đất, buổi sáng còn chếch, buổi trưa mới thẳng. Vả chăng buổi sáng, còn những sương mát ban đêm chưa tan hết cho nên mát hơn buổi trưa là lúc khí nóng tụ tích mãi vào, cho nên nhiệt độ càng cao. Còn nếu buổi sáng trông mặt trời to, buổi trưa trông mặt trời nhỏ, chẳng qua là một cõi hoản hình của con mắt trông như thế mà thôi. Mặt trời đâu vẫn ở đó, trái đất xoay chung quanh mặt trời. Lúc mặt trời mới mọc, con mắt trông chếch, đến buổi trưa con mắt trông thẳng mà lại trông qua từng không khí, cho nên thấy to nhỏ khác nhau. Vậy chỉ tại người trông hóa to, nhỏ, chớ không phải chính mặt trời xa, gần gì cả… Ấy đại để bây giờ thì ta giải nghĩa như thế. Nhưng ở vào cái đời ông Khổng khoa học chưa có mấy, thì xem hai đứa bé suy lý với nhau, đứa nào cũng phải, khó lòng mà quyết định được thật. Vả lại người ta thông minh, thánh tri đến đâu cũng không sao biết cho hết mọi sự vật được.

Vì rằng đời người sống có hạn, mà sự trí thức thì mênh mông bờ bến nào!


Chú Thích:

- Ra phía đông: đi về con đường bên phương đông là phương mặt trời mọc, nên mới gặp hai đứa bé cãi nhau về mặt trời.
- Giải quyết: gỡ ra mối, nói ra lẽ và phán đoán nhất định thế nào là phải, trái làm cho những người ngờ vực hay phản đối nhau cũng phải phục.
- Đa tri: biết nhiêu.

Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh, hay Sung Hư chí đức chân kinh.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 7 2008, 16:39
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Cách phục lòng người


Mình làm người không sang trọng giàu có, thì chớ nên kiêu xa.
Mình là bậc thông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạo.
Mình có sức lực khỏe mạnh, thì chớ nên đè nén người.
Mình ăn nói linh lợi, thì chớ nên dối trá người.
Mình còn kém, thì phải học, chưa biết, thì phải hỏi.
Đối với làng nước, thì phải giữ cái trật tự trên dưới.
Đối với người nhiều tuổi, thì phải giữ cái nghĩa con em.
Đối với người bằng vai, thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn.
Đối với lũ trẻ thơ, thì phải dạy bảo khoan dong.
Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với mình. Tâm địa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc được cả muôn loài.

Hàn thi ngoại truyện




Lời Bàn:

- Muốn cho người tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà khiến được, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo thì mới được. Bài nầy chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Đoạn trên cốt ngăn ngừa mấy câu cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắc phải. Đoạn dưới nói các cách ăn ở với mọi bậc người trong xã hội. Nói tóm lại khiêm nhã kính ái là một phương pháp rất hay để ở đời.

Chú Thích:

- Kiêu xa: kiêu : lên mặt khinh người - xa : hoang phí vô độ; khinh người rẻ của.
- Thông minh tài trí: sáng suốt giỏi khôn.
- Khinh ngạo: rẻ rúng coi thường.
- Linh lợi: khôn ngoan lanh lẹ.
- Trật tự: thứ bậc trên dưới.
- Khoan dong (dung): bao bọc tha thứ.
- Thênh thang: rộng rãi phẳng phiu không có gì làm vướng, làm bợn cả.

Hàn thi ngoại truyện: bộ sách chép những việc, những câu nói đời xưa, dưới mỗi bài có chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm. Hàn Anh người đời nhà Hán làm bác sĩ đời vua Văn đế lấy những ý trong thơ của người ta mà làm Nội Ngoại truyện, gọi là Hàn thi, bây giờ chỉ còn Ngoại truyện mà thôi.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 10 Tháng 7 2008, 13:17
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 60
Sinh nhật: 02-09-1964
Ngày tham gia: 13 Tháng 9 2007, 12:14
Bài viết: 220
Quốc gia: United States (us)
Phú bất năng dâm, bần bất năng di,uy bất năng khuất.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 10 Tháng 7 2008, 15:13
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Lòng cương trực



Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Thanh công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án tử nghiễm nhiên như không, nhất quyết không chịu thề.

Thôi Trữ bảo Án tử : « Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước, thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức ».

Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những sự đưa gươm giáo ra đâm chém Án tử.

Chết đến nơi, mà Án tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng:

« Lấy lợi dứ người ta, mà bảo người ta phản bội quân thượng là bất nhân ; lấy binh khí hiếp người ta, mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm ».

Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án tử.

Án tử đứng dậy, ung dung bước ra.


Tả Truyện




Lời Bàn:

- Cường quyền thường muốn át công lý, tuy vậy công lý vẫn hay uốn được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của Án tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải có sức hơn là mũi gươm, ngọn giáo. Những người có lòng trung nghĩa, cá tính cương quyết như Án tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế nào cũng không đổi đại tiết chính là những người giữ được công lý để đối phó với cường quyền.


Chú Thích:

- Cương trực: cứng rắn, ngay thẳng.
- Quyền thần: người bầy tôi chiếm hết cả quyền vua chúa.
- Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
- Sĩ: quan nhỏ.
- Phu: quan to.
- Ăn thề: giết một con vật lấy máu cùng uống mà thề ước với nhau làm một việc gì.
- Phản bội quân thượng: tráo trở hai lòng đối với bề trên.
- Bất nhân: mất hết lòng thương người.
- Bất dũng: không có can đảm khí phách.

Tả truyện: sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự tích về lịch sử thời Xuân Thu.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 26 Tháng 8 2008, 02:21
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Trí - Trung - Dũng

Nước Trần bị nước Sở đánh, phá tan mất cửa thành bên Tây. Sau người Sở bắt dân nước Trần ra tu bổ lại cửa thành ấy.

Một hôm Đức Khổng Tử đi xe qua đấy không cúi đầu vào miếng gỗ trước xe. Thầy Tử Cống dừng cương lại hỏi:

«Cứ theo lễ đi xe qua chỗ ba người, thì phải xuống, qua chỗ hai người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Nay quân, dân nước Trần sửa sang cửa thành biết bao nhiêu là người, thế mà thầy đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm sao?»

Đức Khổng Tử nói:

«Nước mất, mà không biết, là bất tri; biết mà không lo liệu, là bất trung; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng. Số người nước Trần tuy đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì bảo ta kính làm sao được!»

Hàn Phi Tử.



Lời Bàn:

- Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng Đức Khổng Tử vốn là người hay giữ lễ, nên thầy Tử Cống mới hỏi. Đức Khổng Tử đáp thế ý hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như không còn ai biết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như không, ngài không kính rất là phải, vì rằng : « Ngu dân bách vạn vị chi vô dân » nghĩa là nhân dân ngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng đáng bảo là không có người dân nào.


Chú Thích:

- Trần: một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào địa phận Hà Nam và An Huy, bây giờ.
- Sở: một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
- Tu bổ: sửa sang chữa lại.
- Bất tri: ngu dại không biết phải trái.
- Bất trung: chểnh mảng không hết lòng với vua với nước.
- Bất dũng: không có can đảm khí phách.


Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học trò Tuân Tử chuyên về bình danh pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng sau bị kẻ gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên, đặt tên Hàn Tử. Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lầm lẫn với Hàn Dũ.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 29 Tháng 8 2008, 20:15
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Biết lẽ ngược, xuôi


Việc đời có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi, có lắm cái hình như xuôi, mà thật lại là ngược. Ai biết rõ thật ngược, xuôi thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại : dài quá thì tất phải ngắn dần đi ; ngắn quá thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lẽ tự nhiên như thế.

Vua Trang vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò.

Người ấy về nói: « Nước Trần không nên đánh »

Trang vương hỏi: « Tại làm sao? »

Người ấy thưa rằng: « Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích nhiều »

Triều thần có người Ninh Quốc nói: « Như thế, thì nước Trần nên đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều, thì chắc là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu, thì phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem quân sang đánh, tất lấy được Trần. »

Vua Trang vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được Trần.

Lã Thị Xuân Thu.



Lời Bàn:

- Bài nầy có hai đoạn. Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới dẫn một câu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi mà thực là ngược, có lắm cái cho là ngược mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó phân ! Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn đắp đổi cho nhau là mới đoán trúng được. Như người sứ đây, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lý đoán mà biết rõ được cái tình hình ở bên trong thực là người cao đoán vậy.

Chú Thích:

- Dài quá thì…: câu nầy có ý nói đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn, thường hay đắp đổi cho nhau. Thí dụ như ngày hạ chí là ngày dài nhất trong năm, thì những ngày sau ngày hạ chí tất cứ mỗi ngày một ngắn dần lại; ngày đông chí là ngày ngắn nhất thì những ngày sau ngày đông chí lại dài dần mãi ra.
- Kinh: cũng là tên nước Sở.
- Trần: một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào địa phận Hà Nam và An Huy, bây giờ.
- Triều thần: quan tại triều.
- Súc tích: chứa chất để dành.
- Phục dịch: làm các công việc vua quan như làm đường sá, đắp thành lũy,v.v…


Lã Thị Xuân Thu: Sách của Lã Bất Vi làm. Lã Bất Vi người đời nhà Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển Lã Thị Xuân Thu xong, Bất Vi đem treo ở cửa Hàm Dương, nói rằng "Ai bớt được, hay thêm được một chữ, thì thưởng cho ngàn vàng".


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 9 2008, 01:26
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Tài nghề con lừa

Đất Kiềm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự, tải một ít lừa đến đấy nuôi.

Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ ở trong núi ra, trông thấy lừa cao lớn, tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe quen tiếng thấy lúc nào, lừa cũng kêu thế, lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi, đá lại, quanh quẩn chỉ có một ngọn đá mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng, bụng bảo dạ rằng : « Tài nghề con lừa ra chỉ có thế mà thôi ! ». Rồi hổ gầm thét, chồm lên vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, đoạn rồi đi.

Liễu Tôn Nguyên




Lời Bàn:

- Bài nầy có ý nói : Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ ; đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa. Nhưng bài nầy lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nỗi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn bây giờ thường hay dùng hai chữ « kiềm lô » (lừa đất Kiềm) để chỉ những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ.


Chú Thich:

- Kiềm: nước Sở thời Chiến quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam bây giờ.
- Hiếu sự: hay bày việc, sinh việc.
- Thần vật: loài vật quái lạ.
- Giáng sinh: ngu dại không biết phải trái. Theo thiển ý người sưu tầm, Giáng sinh có nghĩa là được sinh ra trong cõi nhân gian này! Vì là st, nên không tiện sửa đổi nguyên văn! Kính mong chỉ giáo. ydi

Liễu Tôn Nguyên: tên tự là Tử Hậu, tinh lanh tuyệt đời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ Sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Tức làm chi! (Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An)
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 9 2008, 02:02
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
Khà khà...Vậy là con lừa đó rốt cuộc là nó không lừa được ai. Lừa mà không lừa! Có lẽ đến lúc sắp chết nó mới vỡ lẽ ra?
Ở đời, có những người dốt đến mức độ là không tự hiểu biết được trình độ của mình, cứ tưởng mình hay, mình giỏi lắm và mọi người đang ngưỡng mộ, sùng bái mình. Họ nghiễm nghiêm mang những "cái mác" rất ngon lành, lại còn vênh vênh cái mặt với đời nữa! Họ không biết rằng người ta lợm giọng, nhổ nước bọt sau lưng mình! Họ có lừa được ai đâu, họ chỉ tự lừa mình thôi!
Dở mà biết mình dở thì còn có thể tiến bộ và thiên hạ còn đỡ khổ. Đằng này...như vậy thì... bó tay!
Dở mà tốt thì còn đỡ. Đằng này...vừa bất tài vừa vô hạnh nữa thì...pó giò luôn!

Hà hà... nói tới đây, BD lại nhớ tới lời của anh VTN...để coi...ở đâu cà? Đây rồi!

Vô thường Niệm trong "VN Quê Hương Ngạo Nghễ" {L_WROTE}:
Ngoc La {L_WROTE}:
- Chẳng hạn như: "Nụ hôn là gì? Nụ hôn là gì? Vì sao người ta hôn nhau? Vì sao người ta hôn nhau? Anh ơi hãy cho em một nụ hôn"; "Em ơi, mình yêu nhau đi, mình yêu nhau nhiều nữa đi, ù ú u..."; "Thế là hai ta mỗi người mỗi ngả. Anh ơi hãy đến với em đêm nay. Đến với em đêm nay rồi nhớ nhau suốt đời"; "Thế là anh sáng sáng uống cà phê. Thế là anh tối tối uống cà phê...Này cô bé yêu...cho anh xin số phôn


Những ca từ mà Ngọc La trích dẫn chưa đúng. Xin phép sửa lại cho chính xác:
- Nụ... hổn hổn hồn ơ ờ hốn hốn ư ứ hồn... hôn là gì ?
- Vì ...sáo ú a ú sào sào ự ụ ù ự ư... sao người ...tá tá tá tà tạ tà tạ tả tá tà tạ...ta hôn nhau
- VV ...
Ngộ một điều, ngộ đến thê thảm là trùng trùng điệp điệp sinh viên, học sinh chết mê chết mệt những "nhạc phẩm" đó.
Ngộ hơn nữa là mình từng thấy khối ông "nhạc sĩ" của những bài hát đó đủ can đảm trâng tráo chường mặt lên truyền hình làm cái việc hình như gọi là giao lưu với khán thính giả ái mộ.
Những quân mặt dầy đó rõ ràng là đã tự...thiến mất mẹ cái... "dây thần kinh mắc cỡ" của họ rồi!

Sẵn đây cũng xin nói về cái vụ "nhà văn" gì gì đó.
Người ta có lạm dụng từ "nhà văn" hay không thì không biết, chỉ nhớ mang máng có ai đó bảo rằng có hàng đống người có tên trong Hội Nhà Văn (hay hội gì tương tự như vậy) mà chả có một tác phẩm nào ra hồn! :rollin:
Tức làm chi cho mệt, anh YDI thân mến ui!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 9 2008, 03:42
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Có gì mà phải tức nè BD! Cô em chớ gài anh vào chuyện thị phi ... hihihi ....

Anh chỉ post bài của CHTH thôi! Còn vụ BD nói anh tức ... chỉ vì có người hiểu sai bọn anh - đám việt kiều (Anh còn nợ cô em bài này hén, chờ đi) xa quê mà có lẽ xa nguồn xa cội! Oan lắm! Oan lắm! Bằng chứng là người trong nước vẫn viết văn chừng chừng như vậy thôi! Cũng mong em là cô giáo, đừng áp tội cho bọn anh là may lắm rồi!

Chúc em gái vui!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 9 2008, 20:05
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Đánh đàn


Vua nước Tề thích nghe sáo. Có kẻ muốn cầu chúc công danh, đem đàn đến đứng trước cửa nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, nhà vua không hỏi tới. Anh giận lắm, gắt và nói rằng:

«Ta đánh đàn đến cả quỉ thần cũng phải say mê, thế mà vua không biết cho ta!»

Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng:

«Vua thích nghe sáo mà bác đánh đàn, cho đàn bác hay đến đâu, nhưng vua không thích thì làm thế nào được ? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu danh ở nước Tề nầy vậy!»




Lời Bàn:

- Đem đàn ra đánh cho người thích sáo nghe, mà cầu cho người ta ưa mình, thì chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố cái tài, thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không. Bằng không, mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không được, mà lại để thiên hạ người ta chê cười nữa.


Chú Thích:

- Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
- Công danh: công là khó nhọc mà được việc; danh là tiếng tăm; công danh đem sự khó nhọc ra để được danh giá.
- Mỉa: có ý bới móc đến chỗ sai lầm, không hay của người ta.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 44 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3, 4, 5  Trang kế tiếp

» CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 5 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 5 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu