Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 26 Tháng 11 2024, 10:29
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Đi đường - Hữu Tâm «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 11 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 4034 | Trả lời: 10)
Tiêu đề bài viết: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 8 2007, 14:54
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Đi đường
Hữu Tâm

Mỗi khi đi đường, tôi thấy bên cạnh những người có hành vi tốt, nghĩa cử đẹp, lịch sự thì cũng có không ít những người mà khi thấy, hoặc khi tiếp xúc họ khiến chúng ta có suy nghĩ:

* Đi xe hai bánh:
- Họ thường phun nước bọt, vứt rác, hút thuốc lá bay tàn rất bừa bãi, không để ý việc làm của mình làm phiền đến những người khác đang đi cùng hay ngược chiều.
- Có lúc các em bé ăn xong, đựng rác trong bao ny-lon rồi vứt đại ra lộ, không cần nhìn trước, ngó sau. Khi trúng vào người đi đường, chúng vẫn cảm thấy bình thường như không chuyện gì xảy ra. Có em lấy bùn vò thành viên liệng vào người đi đường, khách dừng xe hỏi tại sao lại có việc làm như thế, thì chúng trả lời không có liệng.
- Vào mùa thu hoạch lúa thì nông dân đem lúa ra phơi hai bên lộ, mùa mưa thì xe cải tiến kéo lúa để lại nhiều bùn, lầy trên lộ nhựa; người đi đường không cẩn thận thì dễ bị té.
- Nhiều thanh-niên mới lớn chạy xe hai bánh gắn máy, phân khối lớn, luôn chạy với vận tốc cao, hụ ga lớn, luôn giành đường, chúng muốn quẹo lúc nào là tùy thích mà không cần báo hiệu trước để xin đường. Qua các ngã ba, ngã tư, tuy có đèn tín hiệu dừng, nhưng nếu không có người trực thì chúng sẽ vượt luôn (bất tuân luật lệ).
- Xe cải tiến, xe honda kéo thùng không được kiểm định mức độ an-toàn, không phép lưu-hành, nhưng vẫn chạy suốt trên các tuyến đường từ thành-thị đến nông-thôn. Đặc điểm của xe là phải chạy nhanh để nhẹ tay lái, nhưng thắng không ăn, mỗi lần xe đụng vào người thì khoảng 70 % số người bị đụng là bị gãy chân do thùng của xe chặt xuống. Do giá thành của xe rất rẻ nên nếu gây tai-nạn thì người chủ xe sẵn-sàng chạy trốn bỏ của, thế là người bị nạn tự lo liệu.

* Đi xe khách
Đi xe khách cũng có những nỗi khổ:
- Nhiều xe khách không an toàn, tuy dáng bên ngoài còn tốt, nhưng xe chạy thì hành-khách dễ cảm nhận xe cũ-kỹ, rệu-rã. Đi xe khách thì liên tục gặp cảnh ngược đãi: muốn khách lên xe thì chủ xe vui vẻ mời, gọi rất lịch sự; khách vừa bước lên thì bị bốc hốt, nhất là khách nữ thường bị lợi dụng. Người đi xe thoải-mái hút thuốc lá, người ngồi trên xe thì ba bên, bốn phía bị khói thuốc lá bao phủ.
- Người đi đường và cả tài xế, lơ, mỗi khi nói chuyện thì luôn dùng lời thô tục, trước mỗi câu nói là tiếng chửi thề, giữa câu thì xen vào từ ngữ tục-tỉu kém văn-hóa. Xe chạy luôn trễ giờ vì họ ham lời nhiều nên mỗi khi qua bến đò ngang thì họ dừng mời khách rất lâu. Những khi đông khách thì ra sức nhồi-nhét, chở khách như chở món hàng, họ chỉ biết có nhiều tiền là được.
- Đi xe tốc hành tuy giá cao, nhưng về lịch sự và ý thức cũng không khá hơn xe khách là bao, cũng ăn nói thô tục, hút thuốc lá thoải- mái, xe chạy luôn tốc độ cao, độ an-toàn của xe không cao, cộng với hạ tầng yếu kém thì nguy cơ tai nạn luôn rình-rập.
- Đi xe buýt giá rẻ tuy đường dài (60 km), xe có bố trí ghế ngồi và dây đeo cho hành-khách đứng (như xe chạy tuyến đường ngắn) nên rất vất- vả cho hành-khách khi đứng suốt tuyến. Khi không còn ghế ngồi, người đi đường phải đứng đeo dây, nhiều người đeo và lâu ngày dây cũng không còn, nên người ta phải đeo hai cây inox dùng cột dây đeo trông giống như người bị căng tay!
Cũng có lệ bất thành văn rất hay, thường thì những thanh-niên, những người còn khoẻ-mạnh họ nhường ghế ngồi cho hành-khách là người lớn tuổi, phụ-nữ có mang, người bệnh, v.v…
Xe thiếu, khách đông nên nạnh ai nấy chen lấn giành ghế ngồi. Xe dừng, khách trên xe chưa xuống thì hành-khách từ dưới đất đã chen lên giành ghế. Những ai biết giữ lịch-sự thì chịu thiệt! (đi xe đứng)
Trong lúc xe chưa chạy thì nào là người bán hàng-rong, bán vé số, người ăn xin, lên xe đi-đi lại-lại ra sức quấy-rầy; cá biệt có người bán thuốc trị bệnh không có nguồn gốc, không giấy phép cũng tuông ào-ào những lời quảng-cáo; có khi có những thanh-niên vừa chọc gái vừa bán vé số với lời lẽ khiếm-nhã!
Có khi xe chạy một đoạn ngắn thì đã chật nít người ngồi và người đứng, có hôm đứng gần những người nghiện thuốc lá, có hôm đứng gần những người bệnh lâu ngày, không tắm, tỏa lên mùi hôi nồng nặc, có hôm đứng gần chị bán thịt heo, trên áo còn dính nhiều máu xông lên mùi hôi tanh của thịt sống và mùi máu!
Ban đầu xe còn mở máy điều hòa nhiệt độ, vài tháng sau thì cửa sổ mở thoải mái để hứng gió, bụi và khói xe thải trên đường.
Người đi đường ngoài việc bịt khẩu trang, bít tai nghe còn phải biết lựa và tránh những giờ để không gặp phải những người mà mình cảm thấy khó chịu:
Hai chuyến đầu trong ngày thường là những người bệnh đi sớm đến bệnh viện để bắt số đầu và những người lao-động chân tay (bốc-vác), mỗi người mang theo một cái đòn để khiên, những anh em nầy hút thuốc lá, nói tục, chửi thề, lên xe là cười-giỡn nói chuyện om-sòm.
Khoảng 9 đến 11 giờ và khoảng từ 13 đến 15 giờ thì số có nhiều nam, nữ thanh-niên choai-choai đi chơi, và cũng thường có số pd (yêu cùng giới), chúng cười nói uyên-náo, ăn nói không lịch-sự cũng chửi thề, nói tục, có khi chúng ôm nhau trên xe, không thích hợp với nét sống văn hóa của người Á-Đông.
Khoảng 17 giờ về sau thì thường là những người say rượu lên xe nói chuyện inh-ỏi, cười giỡn, chửi thề, nói tục, xưng hùng xưng bá.
Có hôm đi chuyến xe cuối, tuy ít khách, nhưng lại gặp nhiều thanh-niên, người lớn tuổi đã nhậu say bước lên xe tiếp viên đề nghị bỏ thuốc lá, họ cũng bỏ, rồi lén lén hút lại, rồi cười đắc chí (họ tự cho rằng việc làm nghịch lại của họ là hay) cũng có khi họ ngang ngược không chịu bỏ thuốc lá.
Đi giờ nào cũng thường thấy các chị đi hàng cấm hay trốn thuế. Miệng luôn tục tĩu, chửi thề, người len lõi, tháo-vát để hàng đi trót lọt.
Những giờ cao điểm, ngồi trên xe buýt nhìn xuống anh, chị em cùng đi đường bằng xe gắn máy hai bánh trông giống như những đàn kiến ngoằn ngoèo, vì không có lằn ranh giữa xe 4 với 2 bánh và người đi bộ. Một cảnh hổn độn, không có trật tự, trông thấy,... buồn.
Người đi đường đón xe buýt cũng rất tùy tiện (kể cả dốc cầu, nơi đường cong) đáng chú ý trong những khách đón xe là những nam, nữ thanh niên ăn mặc bảnh-bao, nhưng không biết gì về luật đi đường.
Bác tài xe buýt thì cũng không ai giống ai, có người dừng để khách lên xuống đúng trạm, có tài xế thì tùy thích.
Xe chạy qua hai nhà máy chế biến thủy sản, người đi đường phải bịt mũi vì bị ngửi phải mùi bất hão: ở khu vực nhà máy Vĩnh-Hoàn xông lên mùi ốc chết, (sau trên 6 tháng bốc mùi, nay đã dẹp được) rồi tới nhà máy Hải-Chi xông lên mùi thắng mỡ của cá basa người đi đường chỉ bíêt bịt mũi hay nín thở mỗi khi đi ngang khu vực nầy!
Mong rằng những cái hay, nghĩa cử đẹp của người cùng đi đường sẽ ảnh-hưởng, truyền thụ cho những người kém văn-hóa, thiếu lịch-sự để mọi người thấy nhẹ nhàng mỗi khi đi đường dù đi xe hai bánh hay xe khách.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 15 Tháng 8 2007, 01:12
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 10:22
Bài viết: 328
Tôi là dân "bụi đời" và "bụi đường" nên có nhiều dịp ra đường, cũng đã từng chứng kiến những việc như bạn Hữu Tâm đã phản ảnh. Tôi đã bức xúc và ấp ủ một bài viết có tên là "Dọc đường ký sự" nhưng ngặt nỗi là mình chỉ một đầu và hai tay nên "Dọc đường ký sự" của tôi vẫn còn nằm trong cái đầu óc "hầm bà lằn" của mình. Cám ơn bạn Hữu Tâm đã vô tình phát biểu dùm tôi những ý nghĩ đó. Nhưng ở tôi những cảm xúc đó có lẽ mãnh liệt hơn nhiều và tôi đã phản ứng bằng một trong các cách sau (tùy lúc):
- Tôi thầm nhận hết những lỗi lầm đó vào mình, vì tôi đã góp phần vào việc đào tạo ra những con người què quặt như vậy. Có lần tôi đã bày tỏ ý này với một tờ báo và từ đó họ có bài "Trăm dâu đổ đầu giáo dục", nghe ra là tác giả bài đó không đồng quan điểm với tôi. Tôi cũng không rảnh để tranh luận tiếp, hơn nữa cũng do thấy giọng nói của mình quá yếu ớt.
- Tôi thương những con người ngu dốt, khốn khổ đó. Vì sao họ chửi thề, văng tục? Một người cuộc đời toàn là màu hồng thì có chửi thề, văng tục hay không??? (Tôi không ủng hộ cái thói này, nhưng có lúc thấy cảm thông và tha thứ được)
- Tôi thèm trong nhà tôi có một thằng hình nộm, để khi bức xúc cái gì mà thấy mình bất lực thì tôi sẽ đánh vào nó, đánh cho tơi tả, tả tơi!
- Tôi nhẹ nhàng góp ý thẳng đối tượng (Dĩ nhiên ai tốt tôi cũng không tiếc lời khen để người ta phấn khởi).
- Tôi chỉ NHÌN họ bằng cái nhìn nghiêm khắc đầy ý nghĩa.
- Duy nhất một lần tôi đã quyết liệt ghé thẳng vào Công an Huyện để phản ảnh và hỏi. "Tại sao có luật cấm thả chó chạy rông nhưng người ta vẫn thả chó chạy rông mà các anh không có biện pháp gì? Ở đằng kia có người té bị thương vì chó thả rông kìa, các anh làm sao? Ai đền cho nạn nhân đây?" -"Dạ dạ rồi tụi em sẽ có biện pháp chị ơi! Bây giờ tai nạn xảy ra rồi thì ai dám nhận là chủ của chó! Lỡ rồi..." (Đó là câu chuyện "giọt nước làm tràn ly": tôi đã từng đánh giá những hành vi như nuôi chó và thả chạy rong ngoài đường, (bọn nhà giàu) dắt chó cưng ra ngoài đường "ị" làm ô nhiễm môi trường,...là những hành vi VÔ VĂN HÓA, thậm chí là PHẠM PHÁP! Có điều là phạm pháp rồi ...cũng không sao!).


************************************
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


Sửa lần cuối bởi Ngoc La vào ngày 15 Tháng 8 2007, 04:14 với 1 lần sửa trong tổng số.

Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 15 Tháng 8 2007, 02:16
Ngoại tuyến
Member III
Member III

Tuổi: 68
Sinh nhật: 25-04-1956
Ngày tham gia: 18 Tháng 7 2007, 23:22
Bài viết: 125
:lol: :lol: :lol:

Văn Vỉ vừa rao được mấy câu
Ca sỉ ngứa nghề vô vọng cổ
Hát bài ? ! ? ! chuyện làng tôi
…………………………………….
:lol: :lol: :lol: :lol:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 15 Tháng 8 2007, 07:55
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 10:22
Bài viết: 328
Ông bạn Trần Nguyên thân mến!
Sao ông lại cười? Có gì đâu là lạ! Ca sĩ này thuộc loại "Phòng tắm", rẻ mạt, khi hứng nghề thì ai đàn cũng có thể nhào vô hát ké được, cần gì phải có Văn Vỉ rao đàn. Thậm chí không có ai đàn vẫn nổi gân cổ hát được sáu câu vọng cổ bù lon kìa, hìhìhì. Trường hợp này, chừng nào Văn Vỉ lên tiếng bảo rằng "Không cho ca sĩ rẻ mạt hát ké" vì sẽ làm mình mất hứng thì ca sĩ này mới "quê một cục" mà rút lui có trật tự. Vậy đó ông bạn ạ!
Nhưng gì thì gì, trước mắt ca sĩ phòng tắm xin tì, tạm gác chuyện ca hát qua một bên một thời gian. Mong có nhiều ca sĩ khác nhập cuộc cho đời thêm vui (Có câu đó nói hoài, mắc cỡ quá! Anh Ông Dung Thông đang cười Ngoc La đó phải không?)
=============================
Tôi xin bổ sung bài viết trên:
Có một lần, khi chạy xe từ nhà đi huyện, tôi thấy có một cô gái ngồi trên chiếc xe lôi vừa qua mặt cùng chiều quăng xuống đường miếng vỏ dưa hấu vừa ăn xong. "Chà, có thể có người chết vì miếng vỏ dưa này!". Nghĩ vậy, tôi ngừng lại lượm và ném vào đám cỏ lề đường. Rồi máu "Anh hùng nghĩa hiệp" nổi lên, tôi tức tốc tăng ga đuổi theo chiếc xe lôi để hét (vì không hét thì không ai nghe) chửi vào mặt cô gái đó: "Có ăn học hay không? Sao lại kém ý thức như vậy!". Cô gái bị quê và ngó chỗ khác làm thinh. Bạn bè nghe tôi kể lại đã rầy: "Sao bà liều vậy, lỡ chạy nhanh bị tai nạn thì ai nuôi con bà? Rồi lỡ gặp bọn lưu manh nó cự lại và gây sự với bà thì sao?". Tôi trả lời: "Gặp bọn đàn ông con trai có máu mặt thì tui...đâu dám hó hé, tui chỉ giỏi lên mặt với bọn con gái thôi, hìhìhì. Anh hùng rơm mà lị!". Bây giờ cái máu anh hùng rơm đó cũng đã xuống rất nhiều rồi, bà con ơi!


************************************
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 15 Tháng 8 2007, 10:09
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đêm thứ hai rồi (13-08-2007) Người Giữ Vườn có coi TV thấy một chương trình giới thiệu về Việt Nam do đài truyền hình Mỹ giới thiệu, The Food Channel. Người điều khiển chương trình này tên Anthony Bourdain, chuyên đi vòng thế giới nói về những thức ăn đặc sản của mỗi quốc gia. Khi anh chàng đến Việt Nam (Hà Nội) thì được một người địa phương hướng dẫn (người nầy làm cho Bộ Ngoại Giao). Trong khi đang chở anh chàng Anthony này đi vòng quanh Hà Nội, người hướng dẫn viên vượt đèn đỏ ngay trong khi máy quay phim đang chạy và Anthony có lời bình luận: "Every body is in a hurry going somewhere" tạm dich là "mọi người đều hối hả đi tới một chỗ nào đó".

Trở lại vấn đề Đi Đường, Người Giữ Vưỡn xin nói là: tùy theo dân trí của mỗi vùng. Chúng ta không thể đổ lỗi cho một cá nhân hay một tập thể nào, mà cũng không phải trách nhiệm hoàn toàn của nhà giáo, đó là trách nhiệm chung của mỗi người dân. Nhưng nghĩ lại, dân mình quá nghèo, đầu tắt mặt tối lo miếng cơm manh áo cho gia đình, con cái thì còn thì giờ đâu nghĩ tới những chuyện đó.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NHÂN CÁCH KẺ SĨ
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 8 2007, 15:27
NHÂN CÁCH KẺ SĨ

Ngay sau khi đọc bài tùy bút "Nhớ thầy" của Thảo Nguyên viết về cụ Vương hồng Sển trên trang Web cũ của chúng ta, tôi đã dặn lòng phải nhanh chóng "post" đoạn trích sau đây để các bạn cùng thưởng thức; vậy mà ngày qua ngày cứ tất bật với những chuyện không đâu, mãi đến hôm nay mới có chút thì giờ ngồi thực hiện lời hứa của mình với chính mình. Cơm nguội lạnh tanh vẫn có thể rất ngon với những ai có sẵn bên mình tô mắm sống.
Vì bài của Thảo Nguyên đăng ở trang Tùy bút nên đoạn trích này cũng phải cho vào trang tùy bút, chớ biết làm sao hơn, tuy biết làm vậy có thể phá vỡ cái không khí thảo luận đang khá nóng sau bài viết "Đi đường" của Hữu Tâm. Chân thành xin lỗi Hữu Tâm, Trần-Nguyên và Ngọc La.
Tựa đề của đoạn trích dẫn này do người sưu tập tự đặt thí đại



"Quốc lão (*) người phốp pháp đến gần như mập, mắt sáng, giọng trong, tiếng nói nghe rất oai nghi, mặt hồng hào, miệng luôn điểm một nụ cười đắc chí: vốn là anh lớn của Tổng Thống đương thời, trong đạo giữ đến chức giám mục chứ không vừa, nhưng tham vọng quá nhiều, còn muốn lên đến chức Tổng giám mục trong nước. Sau này, sự nghiệp của nhà này vì đó mà hư. Tuy tuổi đã trên sáu bảy mươi, nhưng quốc lão trông còn trẻ lắm, vì sống trong nhung lụa, sống ngon lành đầy đủ. Nếu không có chiếc áo nhà tu chứng minh, người ta có thể lầm quốc lão với một đại phú gia hào hoa phong nhã.

Lúc tôi còn chơi với Thanh Lãng, một linh mục kiêm giáo sư, trưởng ban văn chương trường Văn Khoa Đại Học, Thanh Lãng thường ví tôi và cho rằng tôi có cách nói năng giống quốc lão, cũng nhạy cười, nhạy khôi hài. Nhưng tôi đã lật đật cải chính không dám nhận lời phê bình này, vì tự thấy mình quá ăn mặn nói phét, làm sao dám sánh cùng vị linh mục quyền uy sất sát này... Quốc lão thường đeo một chiếc nhẫn, biểu hiệu của cấp bực giám mục, tín đồ khi tiếp xúc lần đầu, trước tiên phải hôn chiếc nhẫn, và lấy đó làm vinh dự.

Lần thứ nhất, tôi gặp mặt quốc lão, là nhơn nhóm họp tại dinh ông Tổng Trưởng đặc trách Văn Hóa Trương công Cừu để bàn về cách thức thành lập hội "Bác Cổ Thần Kinh"do giám mục chủ xướng, và hôm ấy là ngày 16/2/1963.

Khi quốc lão bước vào văn phòng, các ông có mặt đều quỳ hôn chiếc nhẫn, lần lượt hết người này đến người kia. Đến lượt tôi, tôi quýnh quá, không làm như vậy được và đánh liều, tôi đứng ngay mình và nắm tay quốc lão gục gặc, vì chưa quỳ hôn nhẫn. Tôi vẫn biết mình làm như vậy có thể bị sa thải, nhưng mà mất chén cơm còn hơn mất phẩm giá...Trong khi tôi bắt tay không quỳ, quốc lão ngừng lại day mắt ngó tôi chăm chăm. May thời lúc ấy ông Trương công Cừu lẹ miệng giới thiệu bằng một câu tiếng Pháp: "Mr. Sển conservateur du musee". Quốc lão hừ một tiếng rồi tiếp tục đưa tay cho người khác hôn.

Sau buổi họp, tôi về nhà suốt đêm không nhắm mắt. Mấy ngày liền ăn ngủ mất ngon. Nhờ sau này thét không thấy xẩy ra chuyện gì, tôi mới bớt lo..."

( Vương Hồng Sển, Hơn Nửa Đời Hư)

(*) : Ông Ngô Đình Thục, bào huynh của Ngô Đình Diệm.


Đầu trang
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 8 2007, 16:20
Ngoc La {L_WROTE}:
Ông bạn Trần Nguyên thân mến!
Ca sĩ này thuộc loại "Phòng tắm", rẻ mạt, khi hứng nghề thì ai đàn cũng có thể nhào vô hát ké được, cần gì phải có Văn Vỉ rao đàn. Thậm chí không có ai đàn vẫn nổi gân cổ hát được sáu câu vọng cổ bù lon kìa, hìhìhì.
...............
Mong có nhiều ca sĩ khác nhập cuộc cho đời thêm vui (Có câu đó nói hoài, mắc cỡ quá! Anh Ông Dung Thông đang cười Ngoc La đó phải không?)



Thiệt tình, không dám cười "Ca sĩ phòng tắm" Ngọc La chút nào, cười thầm cũng không. Hơn thế, còn nhờ ca sĩ một việc...có tính chuyên môn.
Số là, soạn giả Viễn...Thông này có viết thử đôi bài vọng cổ, tự mình ca tới ca lui để tự mình nghe, cũng tự thấy... mùi rụng rún.
Nhờ ca sĩ chuyên nghiệp ca thử coi liệu có nghe thấy ...mùi gì không.
Sẽ post bài đó lên trang Văn Học, tạm thời vậy đi trong khi chưa có trang riêng cho Cải lương, Vọng cổ.
Nhân đây kêu gọi luôn: soạn giả nào có hứng thú thì theo Ông dung Thông qua trang Văn học lập gánh hát.
"Mong có nhiều ca sĩ (và sọan giả) khác nhập cuộc cho đời thêm vui".


Đầu trang
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 8 2007, 16:57
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Ông dung Thông {L_WROTE}:
Sẽ post bài đó lên trang Văn Học, tạm thời vậy đi trong khi chưa có trang riêng cho Cải lương, Vọng cổ.
Nhân đây kêu gọi luôn: soạn giả nào có hứng thú thì theo Ông dung Thông qua trang Văn học lập gánh hát.
"Mong có nhiều ca sĩ (và sọan giả) khác nhập cuộc cho đời thêm vui". [/color]


Thông báo cho các bạn hay: Chuyên Mục "Âm Nhạc" mới mở cửa, xin mời các bạn vào chơi thoải mái. Trong chuyên mục nầy có ba phần: Tân Nhạc, Cổ Nhạc, và Nhạc Ngoại Quốc.

NGV


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 8 2007, 17:52
tranbc {L_WROTE}:
Ông dung Thông {L_WROTE}:
Sẽ post bài đó lên trang Văn Học, tạm thời vậy đi trong khi chưa có trang riêng cho Cải lương, Vọng cổ.
Nhân đây kêu gọi luôn: soạn giả nào có hứng thú thì theo Ông dung Thông qua trang Văn học lập gánh hát.
"Mong có nhiều ca sĩ (và sọan giả) khác nhập cuộc cho đời thêm vui". [/color]


Thông báo cho các bạn hay: Chuyên Mục "Âm Nhạc" mới mở cửa, xin mời các bạn vào chơi thoải mái. Trong chuyên mục nầy có ba phần: Tân Nhạc, Cổ Nhạc, và Nhạc Ngoại Quốc.

NGV


Đời tôi "Không vì sao, cứ muộn" là tại làm sao?


Đầu trang
Tiêu đề bài viết: Re: Đi đường - Hữu Tâm
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 8 2007, 18:21
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Xin lỗi bồ già, tại tui không thông báo cho mọi người. Vã lại mấy cái Chuyên Mục nầy mới tạo ra thôi.

Đã chuyển bài của bồ qua Cổ Nhạc rồi.

Bá.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 11 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế tiếp

» Đi đường - Hữu Tâm «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 0 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và không có vị khách nào
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu