Diễn Biến Halloween
Nguồn gốc halloween bắt nguồn từ buổi lửa trại của dân cổ Celtic cử hành lể Samhain (phát âm: sow-in)
Hai ngàn năm trước dân tộc Celtic ngự trị vùng đảo dân Ái Nhỉ Lan thuộc vương quốc Anh và vùng Bắc nước Pháp, cử hành Lể Mừng Năm mới vào ngày 1 tháng 11. Đây là một ngày đánh dấu ngày cuối hạ và mùa thu hoạch ngủ cốc để bước vào những tháng ngày thu âm u lạnh lẽo đánh dấu cái mốc tròn năm, giao thời của nhân sinh và oan hồn uổng tử. Người Celtic cho rằng, vào thời điểm giao thừa nầy, là lúc người sống và oan hồn vất vưởng sẽ khó phân định. Nên vào đêm 31 tháng Mười họ cử hành lể "Samhain" để cầu siêu cúng độ các oan hồn ấy! Thêm vào các nguyên nhân gây thất thu thất mùa trong vụ canh tác vừa qua, người Celt cho rằng đây là thời gian thuận lơi để cầu xin các oan hôn uổng tử đó phò hộ cho mọi cư dân, nông dân trong vùng được mãn canh tác đắc quả trong tương lai. Cũng dịp nầy các vị tu sĩ trong họ đạo cũng truyền lời tiên đoán cho vụ mùa sắp tới.
Và để cử hành nghi lể cầu ơn, thổ dân Druid bèn nhóm ngủ cốc thu hoạch và gia súc để đốt lửa tế thần linh! Lửa càng to, thì sự cầu ơn ban ơn càng lớn!
Suốt thời gian cử hành nghi thức cầu ơn nầy, người Celtic thường hay đội trên đầunhững đầu lâu gia súc đã bị giết tế thần cùng với y phục đã hóa trang. Khi cuộc cử hành nghi lể đã xong, họ khơi dậy trong đống tro ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy để thành ngọn lửa sưởi ấm cho mùa lạnh sắp đến.
Năm 43 sau công nguyên, người La Mã thống chiếm hầu hết lảnh thổ dân Celtic. Trong suốt bốn trăm năm thống trị dân Celtic, lần đầu tiên đế quốc La Mã đã gia nhập ngày lể Lể Các Thánh của họ cùng với ngày lể dân gian của Celtic mà được gọi là "Samhain"
Ngày đầu của buổi lể được gọi là Feralia tượng trưng cho ngày tưởng niệm các cô hồn. Ngày thứ hai của buổi lể gọi là ngày Thánh Ponoma, vị thần của Cây Trái! Biểu tượng cho thần Ponoma là trái apple vẫn còn tượng hình trong các cuộc halloween hôm nay!
Vào những thập niên của Năm thứ 800 sau Công Nguyên, ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo lan tràn, người công giáo đã du nhập tục lệ nầy vào lãnh thổ dân Celtic. Ngày 1 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Boniface Đệ Tứ đã ban hành ngày nầy là ngày tưởng niệm các Thánh Tử vì Đạo. Do vì sự chọn lựa mốc thời gian trùng hợp buổi lể của thổ dân Celtic sanh ra dị nghị trong giới công giáo La mã, nên ngày tưởng niệm Thánh Tử Đạo bị ngăn cấm không cho cử hành thành ngày lể. Cũng nên biết rằng ngày lể ấy cũng còn được gọi là "All Hallows" (vào thời Trung Anh, Middle English chử Alholomesse cũng có nghĩa là All Saints' Day: Lể Các Thánh). và đêm giao thừa, cũng là thời gian dân bản xứ celtic cữ hành lễ Samhain của họ! Như vậy mốc thời gian nầy, đế quốc La mã cùng hội Thánh La Mã đã cùng cữ hành nghi lể tưởng niệm Thánh Tử đạo cùng với dân bản xứ Celtic cúng cô hồn! Từ All-Hallows Eve dần dà biến thành Halloween. Rồi 1000 năm sau Công nguyên, các hội Thánh "Church" công nhận ngày 2 Tháng 11 là ngày Cô Hồn. Họ cũng cử hành tương tự thổ dân celtic, nghĩa là cũng nhóm lửa, diễn hành, hóa trang thành các vị thần thánh, ma quỷ, âm hồn .... Tất cả các nghi lể nầy gồm All Saints, All Hallows và All Soul được gọi chung là Hallowmas.
Khi người làn sóng Âu Châu di tản qua lục địa Mỹ châu. họ đã mang thêm nhiều sắc thái và văn hóa khác nhau về Halloween. . Tại lục địa Mỹ Châu, lúc ấy chỉ có Maryland và vùng Nam Mỹ do Thực dân chiếm đóng cử hành ma thôi, giữa sắc dân du nhập Au Châu và dân bản xứ Da Đỏ đã khiến cho ngày lể tuy có thêm màu sắc phong phú nhưng va6~n còn giới hạn. Đầu tiên, cuộc lể này chỉđược coi là Ngày hội thu, là "buổi tiệc vui chơi" (play parties) ở đó người ta mừng mùa thu hoạch, hàng xóm chia sẽ với nhau chuyện ma, kể nhau nghe những may rủi, rồi hảy múa, ca hát. Tên Halloween vẫn chưa được công nhận trong quảng đại quần chúng.
Vào giửa đầu thế kỷ 19, làn sóng di dân tràn ngập lên lục địa Châu Mỹ. Năm 1840, Những di dân mới định cư, đặc biết là các Địa Chủ Rẫy Khoai Tây Ái nhỉ Lan rời bỏ đất nước họ đã làm dân số châu Mỹ tăng nhanh hơn và Ngày Lễ Halloween được trở thành Ngày Lể của toàn dân! Ảnh hưởng phong tục của Anh và Ái Nhỉ Lan, người Châu Mỹ, hay đúng hơn là Hoa Kỳ, cũng vào ngày đó hóa trang thành mọi dạng đi từng nhà xin thực phẩm hoặc tiền.Năm qua năm việc đi ăn xin như vậy được gọi là "trick-or-treat" (tạm dịch là Thí-hay-Ban). Các nàng xuân nử cũng tin rằng trong ngày lể hội nầy các em cũng sẽ tìm được tên ý trung nhân tương lai qua huyền cơ của các sợi tơ giăng mắc, hay những nét tạo hóa điểm khắc trên trái táo thơm, hay qua khung kính soi mặt ....
Vào đầu thế kỷ 20, lể hội nầy không còn đặc trưng cho tôn giáo nữa, mà nó biến thành truyền thống dân gian. và cũng có nhiều tệ nạn xãy ra không tốt cho "người đi ăn xin"
Trick-or-treat
Phong tục"Trick-or-treat" có lẽ bắt nguồn tư lể diễn hành All Souls' Day bên Anh: Suốt cuộc lể, người nghèo đi xin thực phẩm và gia chủ cho họ những chiếc bánh bột "soul cake" để được lời cầu an và xin phước cho các oan hồn quá cố của người ban ơn!
Cách ban bố nầy, cũng được các hội thánh nhà thờ khuyến khích bằng cách để giỏ thực phẩm ngoài nhà để cho oan hồn uổng tử tự do đến lấy! Và chính cách cho như vậy, đã khiến cho các em nhỏ hăng hái tham gia "giựt vàng". Chẳng những của bố thí chỉ có đồ ăn, thực phẩm mà còn có kẹo ngọt trái cây và tiền nửa!
Tục lệ hóa trang bắt nguồn từ dân Âu Châu và Celtic. Hằng trăm năm qua, mùa đông thường là mùa khan hiếm thực phẩm, và đêm tối dài hơn ban ngày "Tháng mười chưa cười mà tối, Tháng Năm chưa Nằm mà sáng" nên mùa nầy còn có nhiều nổi lo sợ, king hoàng... Trong ngày Halloween này, người ta tin rằng lúc cô hồn đi giựt vàng, người ta sẽ dể gặp Ma nếu họ rời nhà. Để tránh bị ma bắt hay nhận diện, người tham dự halloween phải hóa trang thành ma quỷ để đúng với câu "đi với Phật mặc áo ca sa, đi với ma thì mặc áo...nhựa" Vì bây giờ đa số quần áo hóa trang thì làm bằng nhựa cả! Rồi chúng ta, Người và Ma cùng đồng hành mà không ai sẽ trở về báo ai cả! Ngay cả việc để đồ cúng cô hồn, cũng nên để ngoài nhà, không nên cho Ma vào trong mà sợ phá gia chủ!
Chúc bà con một mùa Halloween an toàn no ấm và hạnh phúc!
(THTC lược dịch)
|