Ngày đầu tiên.Đêm qua không ngủ được, không vì bịnh mất ngủ, mà vì quá nôn nao muốn gặp lại những người bạn của thời áo trắng ngày xưa. Ngồi trên máy bay từ New York đi Atlanta mà cứ nôn nao, sao nó bay chậm quá? Dù tôi biết rằng nó bay với vận tốc hơn 700km một giờ, vẩn còn chậm hơn cái nôn nóng của mình.
Bao nhiêu kỹ niệm ngày xưa tràn về không thể ngăn cản được, từng khuôn mặt, từng trò chơi nghịch ngợm, từng giờ học thay phiên nhau diển hành qua trí óc tôi. Cố nhớ lại những khuôn mặt mỗi người bạn mình sắp gặp lại: Nguyễn Bá Đạt, Trần văn Đãm, Lâm Cà Dum (Thảo), Lê thị Cà Dum, Thái Liên, Trang Minh Phượng, Bùi thị Thiềm. Không biết thời gian đã làm mọi người thay đổi như thế nào?
15:30 - đáp xuống phi trường quốc tế Hartfield-Jackson, Atlanta của tiểu bang Georgia. Theo như dự định, Thái Liên sẽ đến khoảng 14:30 và sẽ chờ tôi tại phi trường, gọi Thái Liên qua máy di động. Những giọng cười dòn dã vang lên trong máy. Tôi tự hỏi: ủa sao ở phi trường mệt gần chết mà cười dữ vậy? Khi hỏi ra mới biết Thái Liên đã được Thiềm cùng Dum Lâm rước trên đường đi chợ mua thức ăn cho buổi cơm chiều nay. Thôi thì ngồi chờ Bá Đạt, nó sẽ đến từ California vào khoảng 16:20, cũng không lâu lắm.
16:30 - nhìn bãng hướng dẩn chi tiết những chuyến bay thì biết là Bá Đạt đã đáp. Mau mau đến khu nhận hành lý, đang dứng chờ thì một người Á Đông lững thững bước ra từ cánh phải của phi trường,nhìn hơi quen nhưng không chắc là Bá Đạt. Lấy máy di động gọi xen hắn có bắt không, hắn lại tắt máy. Tôi đứng ngay sau lưng nó, chừng khoảng vài phút thì nó quay lại, hai thằng la to lên tên của nhau, mừng quá cở, thì ra là nó: Bá Đạt, cái răng khểnh của nó vẩn còn đó. Thời gian dù có làm con người thay đổi thế nào đi nửa, nhưng những nét đặc biệt của từng đứa vẩn còn nguyên vẹn như ngày nào.
17:00 - hai thằng đang đứng bên lề đường trước phi trường chờ Thiềm tới rước thì một người phụ nữ xinh đẹp tuổi nhìn chỉ độ hơn 40 đứng kế bên Bá Đạt (Chú thích: bọn tôi đã hơn năm mươi, gần sáu mươi hết rồi). Hai thằng nhìn sang vài giây, xong tiếp tục tâm sự. Người phụ nữ ấy lại đổi sang đứng kế bên tôi, tôi nhìn qua, lần nầy thì hơi lâu hơn một chút, nhưng vì phép lịch sự nên không dám nhìn quá lâu, sợ người ta nói mình có máu dê. Nhưng nhìn sao có nét quá giống một người mình quen trong quá khứ, chỉ không nhớ là ở đâu và lúc nào. Người phụ nữ nầy lấy máy cầm tay gọi và nói chuyện với ai đó bằng tiếng Việt, đang nói nữa chừng thì bật cười. Cũng chính nhờ nụ cười đó mà tôi nhận ra ngay: Lâm Cà Dum. Hai thằng mừng rở hỏi thăm Dum thì mới lòi ra là Thái Liên và Thiềm cho Dum xuống trước để tới gần hai thằng xem có nhận ra không. Thật sự ra, nếu không có nụ cười duyên dáng của Dum thì tôi không thể nào nhận ra người phụ nữ duyên dáng nầy cũng là người bạn cùng trường, cùng xóm năm xưa. Ngay lúc đó thì Thiềm và Thái Liên bước ra khỏi xe chạy lại cười vang như pháo đêm ba mươi Tết. Cả bọn quá vui, ăn nói om xòm bằng tiếng mẹ Việt Nam, tuy không hiểu nhưng mọi người đi đường cũng vui lây, cười ké với cả bọn. Dum Lâm bảo tôi: “Đúng là gặp nhau làm ngơ”, đó là tựa đề của một bài hát thời chúng tôi, thời hồi đó.
Thế là cuộc vui đã bắt đầu, cả bọn lên xe, trên đường về nhà Thiềm, những tiếng cười vang dội lấn át những tiếng sét đánh của cơn mưa đang đỗ xuống thành phố Atlanta như đang chia vui với những người bạn lưu lạc phương xa, gặp lại nhau trên đất khách. Xin trích dẩn hai câu thơ của Ngọc Hoài Phương:
Dù áo thư sinh đã bạc màu
Cuối trời lưu lạc vẫn tìm nhau.Buổi cơm tối hôm đó sao mà quá ngon, quá đậm đà, tràn đầy tình bạn, những người bạn đã bốn mươi năm xa cách, nay gặp lại lần đầu. Bao nhiêu kỹ niệm bắt đầu trở lại qua từng câu chuyện kể cho nhau nghe. Những tiếng cười dòn dã tưởng như đã mất sau nhiều năm gian khổ, vật lộn với cuộc đời lưu vong xứ người. Đã hơn bốn mươi năm chỉ có những nụ cười tạm bợ, gian dối thì hôm nay là những nụ cười thật sự phát ra từ đáy lòng của thật sự tình bạn.
Cả bọn thức đến 03:00 giờ sáng, rất nhiều chuyện để nói, không cần đi ngủ.
Sau đây là một số hình xin gửi đến các bạn xem trước, từ từ NGV sẽ gửi tiếp tục, còn nhiều lắm nhưng phải chỉnh lại cho đẹp trước khi gửi.