Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 18 Tháng 11 2024, 11:57
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Chữ ƠN trong cuộc sống. «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 861 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: Chữ ƠN trong cuộc sống.
Gửi bàiĐã gửi: 28 Tháng 11 2008, 10:58
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Mấy hôm được nghĩ nhân ngày Lễ Tạ Ơn, NGV rảnh rổi chút đỉnh nên ngồi viết vài hàng suy ngẫm chữ ƠN. NGV tra tự điển, tìm trên mạng và đúc kết lại như sau:

Ơn Là Gì?

Ơn cũng thường gọi là Ân (gốc Hán Việt). Ơn là những việc làm, những hành vi giúp ích, đem lại phúc lợi cho người khác (tha nhân) do lòng thương yêu, từ ái thúc đẩy, chứ không bắt nguồn từ một ý chí vụ lợi nào cả. Ơn là một biểu lộ cao quý của tình yêu, một tình cảm ban bố vô điều kiện...Chữ Ân này Hán tự viết theo lối hội ý gồm chữ Nhân (có nghĩa là: do từ, bởi do...) phía dưới là chữ Tâm (có nghĩa là trái tim, là lòng yêu thương), như vậy "ơn" là hành động phát xuất từ lòng "do tâm". Hán tự còn một chữ Ân có bộ Tâm nữa với ý nghĩa là sự lo lắng, là tình cảm đậm đà như trong từ ngữ "ân cần". Một chữ đồng âm "ân" khác có nghĩa là thịnh vượng, đầy đủ, chẳng hạn: "ân phú" là giàu có. Chữ "ân" này không có bộ tâm, nghĩa là không thuộc về tình cảm.

Những chữ ƠN trong cuộc đời con người:

1) Ơn Cha Mẹ:

Ca dao VN ghi nhận:

"Ơn cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

Ơn cha mẹ thường được nói đến một cách tổng quát như "ba năm dưỡng dục, chín tháng cưu mang", hoặc "Cha sinh mẹ dưỡng đức cù lao"...

- Ơn sinh sản: mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày... chịu đủ thứ nhọc nhằn , vất vả khi con nằm trong bụng. Khi con ra đời,mẹ phải chịu nhiều đau đớn, khổ sở. Cha thì phải lo ngược xuôi để nuôi sống và sắm sửa vật dụng cho đứa con tương lai, lo chu toàn cấp dưỡng cho người mẹ,
cầu mong cho "mẹ tròn con vuông".
- Ơn nuôi nấng: bú mớm, bồng ẵm, chăm sóc, nâng niu...mẹ cha phải thường trực lo lắng cho đứa bé.
- Ơn thuốc thang, canh thức, dỗ dành khi ốm đau.
- Ơn dạy bảo: từ sơ sinh đến lớn khôn, cha mẹ đều luôn luôn lo uốn nắn, dạy bảo để trau dồi đức hạnh và trí tuệ để con nên người.

2) Ơn Thầy Cô:

Con người sinh ra nếu không được giáo dục thì đời sống sẽ rất gần với bản năng thú vật, do đó con người phải học tập, phải được giáo huấn.(Sách xưa có câu "Dưỡng nam bất giáo như dưỡng lư, dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư: nuôi con trai mà không dạy thì như nuôi lừa, nuôi con gái mà không dạy thì như nuôi heo!"). Trong quá trình giáo huấn để nên người,thầy là người nhiều công lao và hao tổn tâm trí nhất.Thầy khai sáng kiến văn và đạo lý.

3) Ơn Bạn Bè:

Trong quá trình thành nhân, bạn cũng là một thành phần rất cần thiết. Con người cần có bạn như "chim có đàn cùng hót, tiếng hót mới hay, ngựa có bạn cùng đua, nước đua mới mạnh". Bạn là người đồng trang lứa, cùng thanh khí, tức là cùng một ước mơ, sở thích, chí hướng với mình... thường chung vui, chia buồn, khuyến khích, cổ vũ mình trong những lúc gặp trở lực, nghịch cảnh hoặc thất bại. Trong học vấn, bạn có khi giúp ta hữu hiệu hơn thầy: "Học thầy không tầy học bạn". Tình bạn càng thắm thiết chân thành bao nhiêu thì ơn bạn càng sâu xa bấy nhiêu. Ở đây cũng cần phân biệt rõ hai thành phần thường hay bị nhầm là một, đó là bạn và bè. Người ta thường gọi chung là bạn bè, nhưng thực sự thì Bạn và Bè rất khác nhau.

- Bè, nghĩa đen là nhiều khúc gỗ, nhiều cây tre, cây nứa hoặc cây chuối kết lại với nhau trong lúc khẩn cấp hoặc cần cấp để vuợt qua sông, để chạy nước lụt... Qua cơn khẩn cấp thì bè không cần thiết nữa, người ta rã bè ra, gỗ tre rời sẽ đem về làm những việc khác. Trong cuộc sống con người cũng vậy, lúc nguy nan khẩn cấp, vì vấn đề sống còn và tự vệ, nhiều người khác nhau về nhiều mặt, vẫn có thể kết bè với nhau để giải quyết hoặc đối phó với những việc xảy ra trước mắt. Chẳng hạn, mọi người trong khu vực bị nước lũ đe dọa, kêu gọi nhau ra cùng đào đất đắp bờ ngăn nước; trên đường dài nhiều người tụ với nhau thành bè nhóm để cuộc đi đỡ lẻ loi, để vui, để đối phó với những bất trắc trên hành trình... Khi thủy nạn đã qua, cuộc đi đã đến nơi, đến chốn... nhóm người đã đồng hành này sẽ tan rã, ai lo phận nấy, ai về nhà nấy, không có trách nhiệm gì với cuộc sống của nhau cả. Đó là tính chất của "Bè": kết hợp với nhau vì một mục đích và tư lợi nhất thời và trước mắt.

- Trái lại, Bạn đúng nghĩa phải là những người đồng cảm, đồng tâm, cùng một chí hướng, kết hợp với nhau vì tình nghĩa, có trách nhiệm hỗ tương đối với cuộc sống của nhau, chia buồn, chung vui, vinh quang cùng hưởng,hoạn nạn cùng chia... Kinh nghiệm và sách sử đã cho ta thấy rất nhiều tình bạn cao quý, keo sơn, ân nghĩa tròn đầy, thủy chung như nhất.

4) Ơn Vợ Chồng

Sau ơn sinh thành, dưỡng dục, ơn thầy, ơn bạn là ơn người tình. Tình nhân hoặc vợ chồng là những nguồn ân ngọt ngào và tha thiết nhất trong cuộc sống của một con người bình thường. Người tình đích thực là một người biết cho và biết nhận, sẵn sàng ban ơn và chịu ơn của đối tượng. Ân tình là sự thông cảm, bao dung, tha thứ,an ủi, vỗ về... khi gặp gian nan nghịch cảnh...

5) Ơn Tri Ngộ

Đây cũng là một nguồn ân đem lại nhiều hạnh phúc và lạc thú trong cuộc đời, nhất là đối với những ai từng gặp đổ vỡ vì nhầm lẫn hoặc bị nhiều ngộ nhận. Có một người bạn tâm giao là điều mà hầu hết mọi người đều ao ước. Bạn tâm giao không phải là để nhờ vả gì nhau trong cuộc sống vật chất. Đây là sự gặp gỡ kỳ diệu giữa phần tâm linh của hai người tuy sống riêng biệt mỗi người một phương, một cảnh...khác nhau, cách xa... nhưng cứ nghĩ đến nhau thì lại thấy vui, thấy được ấm lòng và không thấy mình cô đơn,trống vắng. Trông thấy nhau thì vui, vắng nhau thì nhớ,cùng vui, cùng buồn...

6) Ơn Xã Hội

Đây là những ơn thiên về lý trí. Không ai có thể sống mà không cần đến xã hội vì sống đích thực là sống-cùng và sống-với người khác. Do đó, mọi người trong xã hội đều phải biết ơn lẫn nhau. Cơm ăn, áomặc, nhà ở, xe cộ, thuốc thang, giải trí... vân vân, đều là những công ơn trong cuộc đời. Trong cảm thức này, người đời đã luôn luôn cảm ơn nhau trong các sinh hoạt hỗ tương hàng ngày.

7) Ơn quốc gia

Tức là ơn những người khai quốc và trị quốc, lo mở mang bờ cõi, giữ gìn an ninh, thăng tiến cuộc sống vì phúc lợi của muôn người. Ngày xưa trong thời quân chủ, ơn này được gọi là "ơn vua lộc nước" hoặc là "ơn mưa móc" vì vua thường được đồng hóa với quốc gia, vua là con trời cho nên có mưa, có sương (móc)... thấm nhuần thần dân.

8) Ơn Trời, Ơn Thiên Nhiên, Súc Vật

Hầu hết người VN thuần túy đều tỏ ra biết ơn tất cả những gì đem lại an sinh cho loài người. Súc là những con vật được thuần hóa và nuôi trong nhà. Súc vật hỗ trợ rất đắc lực cho sự sống con người, từ sức lao động đến thực phẩm, thuốc men...Trong nhiều xã hội, nhất là xã hội Âu, Mỹ... súc vậtcó một vị trí khá đặc biệt trong gia đình. Chó, mèo,lợn... thường trở thành "bạn" gần gũi của con người,được nâng niu và thương quý rất mực...Trong tinh thần biết ơn thiên nhiên vũ trụ này, người Việt xưa đã tôn thờ và tạ ơn cả Ngũ Hành. Mỗi làng theo truyền thống đều có miếu Ngũ Hành thờ năm bà:Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

9) Ơn Thiêng Liêng:

Về mặt tôn giáo có các ân sau đây:

- Ân Tam Bảo:

Giáo lý Phật có nói đến bốn ân lớn. "Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ". Tứ trọng ân gồm: ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn quốc gia, xã hội và ân tam bảo. Ân tam bảo là ơn Phật, Pháp và Tăng.

a. Ân Phật Bảo: ơn người đã trường từ bảo vị vương cung, thê tử quyến thuộc để xuất gia tìm đạo giải thoát cho chúng sanh, chịu sáu năm khổ hạnh tu trì, tham thiền 49 ngày dưới gốc cây Tát-Ba-La để chứng ngộ và ơn thuyết pháp giáo hóa trong 49 năm.

b. Ân Pháp Bảo: nhờ Pháp [giáo lý] ta mới biết lối tu hành, khử ác, hành thiện... để thoát ly khổ đau, sanh tử... được thanh tịnh an vui.

c. Ân Tăng Bảo: ơn các bậc xuất gia tu hành đã phiên dịch, diễn giảng kinh điển giữ Pháp luân thườngchuyển...

- Ơn Chúa: Thiên Chúa Giáo có "Kinh Lạy Ơn" nội dung có những ơn như sau: "Chúng tôi lạy ơn đức Chúa Trời thiêng liêng sáng lán vô cùng, đã cho tôi đặng làm người, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và lại cho phần xác tôi ngày hôm nay đặng mọi sự lành,lại cho ngôi hai xuống thế làm người chịu chết trên cây thánh giá vì tôi..."

Làm Ơn Và Trả Ơn

Hầu như đa số người đời khi thi ân đều do sự thúc đẩy tình cảm, của lòng nhân ái, của cái mà Mạnh Tử gọi là "Trắc ẩn chi tâm", (lòng thương xót người gặp hoạn nạn) hành động giúp đỡ đồng loại bộc phát, không bao hàm mong cầu sự báo đáp nào cả. Câu nói mà bà phiếu mẫu "mắng" Hàn Tín là một biểu lộ cụ thể. Người làm ơn nhằm mục đích buộc người ta biết ơn mình thì thực chất đây không phải là ơn mà chỉ là một loại nợ, tạm ứng mà thôi. Người làm ơn đích thực không cần báo. Làm ơn không cầu báo, "thi ân rồi quên đi", không bao giờ nhắc lại, không kể cho người thứ ba nghe biết thì chắc chắn không có oán.

Trong Kinh Luận Bảo Vương Tam Muội, trích dẫn bởi Mười Điều Tâm Niệm, điều thứ 8 ghi rằng:
"Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ."

Đức Phật đã dạy bằng một hình tượng rất cụ thể:
"Coi thi ân như đôi dép bỏ", nghĩa là xem việc giúp đỡ kẻ khác là một cách "Thi ân mạc niệm." Đừng bao giờ nhớ là mình đã có làm ơn cho ai.

Kinh Phật còn có nói:
"Người bố thí hàm ân người được bố thí." Thế thì vấn đề ân nghĩa và báo đền không còn gì quan trọng nữa.

Thế nhưng, về mặt đạo lý, làm ơn là một hành vi thuộc tình cảm, dù người làm ơn không nghĩ đến chuyện được biết ơn, đền ơn, người nhận ơn vẫn thường không quên ơn. Đó là nguyên ủy của ngày Thanksgiving tại Bắc Mỹ.

Thật vậy, người da đỏ bản xứ khi giúp đỡ cho di dân Anh đang đói lạnh, bệnh và chết trong mùa đông khắc nghiệt vào năm 1620, họ không có một ý tưởng lợi lộc nào, hành vi này khởi từ lòng nhân mà thôi. Lễ Tạ Ơn đầu tiên mà di dân Anh cử hành ở Plymouth vào mùa thu năm 1621, đã kéo dài nhiều ngày chung vui giữa di dân và người da đỏ bản xứ.

Thanksgiving là ngày vừa tạ ơn trời, vừa tạ ơn người.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Chữ ƠN trong cuộc sống. «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 2 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 2 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu