TỰ HÀO HAI TIẾNG “VIỆT NAM”
Chúng tôi tìm được trong hộp thư rác bài viết này của một độc giả trang web của chúng ta mà không đề tên và nhờ BĐH đọc trước. Cảm thấy bài viết rất ấn tượng, thể hiện tính dân tộc trong sáng nên BĐH cho đăng nguyên văn không chỉnh sửa để các bạn cùng chia sẻ.
Thành thật cảm ơn cây viết vô danh và rất mong bạn viết thường xuyên.
BĐH.
*****
Trong cuộc vật lộn với đời sống hàng ngày, có lẽ chúng ta bỏ quên cái tài sản vô cùng to lớn và vô giá của tất cả chúng ta, có lẽ chúng ta đã bỏ quên cái giá trị thật, rất thật, bỏ quên cái tự hào mà chúng ta mỗi người dân Việt đáng được tự hào. Điều quan trọng hơn cả, có lẽ chúng ta đã quên cái chúng ta cần quan tâm, cái chúng ta cần phải làm, cái mà ông cha ta cũng đã từng làm để luôn xứng đáng là dân nước Việt, xứng đáng để mang dòng máu anh hùng. Tình cờ tôi đọc lại một số sự kiện lịch sử, những sự kiện gần như cũ rích mà tất cả chúng ta ai cũng đã từng đọc qua nhiều lần. Nhưng lần này, khi suy nghĩ về quá trình đấu tranh dựng nước của cha ông, tôi không khỏi suy tư trăn trở, mời các bạn ôn lại dưới đây:
- Năm 113, nội tình nhà Triệu rối ren, nhà Hán thừa cơ đưa quân sang đánh Nam Việt rồi đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ. - Từ năm 207 TCN - 39 SCN, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của nhà Hán. - Từ 40 - 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sau thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh. - Năm 41, Mã Viện mang 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Năm 43, Hai Bà Trưng thất bại, phải nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. - Từ năm 43 - 543, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Thời gian này có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống quân Đông Ngô. Bà Triệu tự xưng là Đại Hải Bà Vương, đánh nhau với tướng Đông Ngô là Lục Dân nhưng thất bại. - Từ năm 544 - 548, khởi nghĩa của Lý Bí 544, Lý Nam Đế xưng vương, đặt tên nước là Vạn Xuân. - Từ năm 548 - 571, Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến chống quân Lương và lên ngôi vua là Triệu Việt Vương. - Từ 571 - 602, Lý Phật Tử, họ hàng với Lý Nam Đế tiêu diệt Triệu Việt vương và lên ngôi. Thời kỳ này phong kiến phương Bắc là nhà Tùy sang xâm lược. Lý Phật Tử đầu hàng, Việt Nam bị nhà Tùy đô hộ. - Năm 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sau này, cuộc khởi nghĩa thất bại, nước ta chịu sự đô hộ của nhà Đường. - Từ 791 - 802. Khởi nghĩa Phùng Hưng thắng lợi. Năm 802, nhà Đường tấn công, Việt Nam lại chịu sự đô hộ của nhà Đường. - Từ 905 - 938, thời kỳ xây nền tự chủ bắt đầu với chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. Sau đó tiếp nối là Khúc Thừa Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ. - Từ 939 - 944, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên ngôi vua và đóng đô ở Cổ Loa. - Từ 980 - 1005. Nhà Tống xâm lược Việt Nam, thái hậu Dương Vân Nga, mẹ của Đinh Toàn mời Lê Hoàng lên ngôi để chỉ huy nhân dân chống Tống. Lê Từ 1072 - 1128, triều đại của Lý Nhân Tông. Thời kỳ này gắn với các chiến công của Lý Thường Kiệt đánh quân Tống và các thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của Thái sư Lê Văn Thịnh. - Từ 1225 - 1258, triều đại của Trần Thái Tông. Năm 1258, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Dân ta đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, sau đó tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu. Quân Nguyên thua, phải rút chạy về nước. - Từ 1258 - 1278, triều đại của Trần Thánh Tông. Thời kỳ này triều Trần khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang các điền trang thái ấp, mở các khoa thi để lựa chọn nhân tài, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với triều đình phong kiến phương Bắc. - Từ 1279 - 1293, triều đại của Trần Nhân Tông. Năm 1285, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Các vua Trần tổ chức hội nghị quân sự ở Bình Than, tập trận ở Đông Bộ Đầu đồng thời tổ chức hội nghị Diên Hồng, hỏi ý kiến các bô lão xem nên "hòa" hay nên "đánh". Sau các chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, tháng 6-1285, giải phóng kinh đô Thăng Long. Năm 1288, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Sau trận chiến trên sông Bạch Đằng, đất nước được giải phóng. Chiến thắng lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. - Từ 1401 - 1407, triều đại Hồ Hán Thương nhưng thực chất Hồ Quý Ly vẫn cầm quyền. Quân Minh sang xâm lược. - Từ 1407 - 1414, thời kỳ hậu Trần gồm các triều đại của Giản Định Đế và Trùng Quang Đế chống quân Minh nhưng không thành công. - Từ 1428 - 1433, thời kỳ mở đầu triều đại Lê Sơ bắt đầu từ triều đại của Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Năm 1418, Lê Lợi khởi binh. 1427 quân Minh thua phải rút quân. 1428 Nguyễn Trãi thay mặt vua viết "Bình Ngô đại cáo", một bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, khẳng định chủ quyền, cương vực, đánh dấu một sự phát triển mới trong lịch sử dựng và giữ nước. - Từ 1533 - 1578, thời kỳ nhà Lê Trung Hưng bắt đầu từ Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Du Phường, Lê Thuần Tông, Lê Yý Tông, Lê Hiển Tông, Lê Chiêu Thống. Sau 50 nội chiến Lê - Mạc, nhờ Trịnh Tùng Mạc Mậu Hợp bị bắt. Nhà Mạc chấm dứt. Vai trò của nhà Trịnh nổi lên và bắt đầu thời kỳ vua Lê, Chúa Trịnh. Thời kỳ cuối cùng của nhà Lê Trung Hưng, triều chính nát bét. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp Trịnh, đưa Lê Duy Cận lên làm giám quốc. Lê Chiêu Thống vì quyền lợi cá nhân sang cầu viện nhà Mãn Thanh. Quân Thanh kéo quân vào xâm lược Việt Nam. - Năm 1789, trận Đống Đa. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã chiến thắng quân Thanh, giành độc lập cho Tổ quốc.
*****
Tất cả bao công cuộc đấu tranh, qua bao thời kỳ cũng chỉ nhằm một mục đích chung là bảo vệ độc lập với kẻ thù bành trướng phương Bắc. Qua bao ngàn năm, dù tên gọi có khác, nào là Giao Chỉ, Vạn Xuân… rồi Đại Cồ Việt… Đại Việt, Việt Nam. Tất cả cũng chỉ nói lên dãi đất dọc theo bờ biển mà chúng ta thân yêu gọi là quê hương đất Việt, dãi đất mà ông cha ta đã không tiếc bao xương máu đánh đuổi ngọai xâm cho sự vẹn toàn lãnh thổ. Cho dù chúng ta đang ở đâu, làm gì, chúng ta vẫn mang một dòng máu anh hùng từ ngàn đời, dòng máu mà chưa một lần khuất phục trước bao kẻ thù xâm lăng tàn bạo. Dòng máu của cha ông mà đã có người thà làm quỷ nước Nam chứ không bán nước cầu vinh cho riêng mình. Không có một đất nước nào như Việt Nam mà quá trình hình thành, lập quốc là cả một lịch sử trường kỳ chiến đấu chống ngọai xâm ngàn năm. Không có một dân tộc nào như Việt Nam mà ý chí bất khuất chưa bao giờ chịu làm nô lệ. Không có một dòng máu nào như dòng máu anh hùng nước Việt mà luôn đấu tranh anh dũng để giành độc lập tự do không tiếc máu xương. Tự hào thay, dòng máu anh hùng của Bà Trưng, Bà Triệu, dòng máu anh hùng của Ngô Quyền, Lê Lợi, của Hưng Đạo Vương, của Nguyễn Huệ và bao nhiêu chiến sĩ vô danh, của Lý, của Trần, của Lê, của Nguyễn…
Không chỉ anh hùng, chúng ta còn tự hào thay cái quyết tâm, cái chung lưng đối cật đòan kết một khối dân Việt trước kẻ thù chung ngàn năm. Tự hào thay những triều đại nước Nam biết lắng nghe ý dân, những triều đại sớm biết lòng dân là ý trời, kết hợp trăm họ tạo thành một sức mạnh vô địch để đánh đuổi xâm lăng. Lịch sữ đã chứng minh, nhờ có sự đoàn kết, tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường, lòng tự hào dân tộc, sự lắng nghe lòng dân qua hội nghị Bình Than, Diên Hồng mà chúng ta đã chiến thắng quân xâm lược, bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc trước bao thế lực, bao dã tâm ngang ngược Phương Bắc.
Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống đấu tranh anh hùng, đã đánh đuổi bao lần xâm lược, đã bảo vệ thành công dãi giang sơn gấm vóc để chúng ta có được những gì hôm nay. Chúng ta tự hào thay những gì ông cha đã làm ngàn năm nay, có lẽ chúng ta còn phải làm nhiều hơn nữa những tính kiên cường, lòng dũng cảm đấu tranh, nhiều hơn nữa cho quê hương, nhiều hơn nữa cho dân tộc hơn lợi ích cá nhân để con cháu chúng ta có cái mà tự hào ngàn năm sau.
Ẩn Danh
|