CHÚ TÔI BĐH một lần nữa cảm ơn bài viết của bạn tạm gọi là “Ẩn Danh” (theo yêu cầu của bạn)
***** Chú tôi chết khi còn rất trẻ, ở cái tuổi thanh niên đầy nhiệt quyết, chính xác hơn là chú tôi bị Tây giết vì tham gia các phong trào yêu nước. Nội tôi không biết chữ, mà cũng không biết gì nhiều ngòai những công việc đồng áng hàng ngày, Nội tôi ngày ấy chắc phải đau đớn lắm! Tôi còn nhớ Bà rất thương tôi, đi đâu cũng cho tôi theo, Bà thường ôm tôi vào lòng mà nói tôi rất giống Chú:
- Chú mầy ngu dại đi làm “CHÍNH TRỊ” làm chi cho Tây nó giết!
Ngày đó tôi khỏang bốn, năm tuổi, cứ nghĩ “CHÍNH TRỊ” là một công việc ghê gớm, là chống phá chính quyền, là phạm pháp, chỉ có người xấu mới làm “CHÍNH TRỊ”, làm “CHÍNH TRỊ” là sẽ bị giết chết! Cho tới những năm Tiểu Học, tôi học được rất nhiều từ lịch sữ, như Thi Sách vì chống lại sự cai trị tàn ác của quân đô hộ nhà Hán mà bị thái thú Tô Định chặc đầu. Có phải chăng, hồi đó Thi Sách cũng đã làm “CHÍNH TRỊ” mà bị giết! Phải chăng ông tranh đấu giành sự công bằng cho dân tộc, giành sự độc lập cho nước nhà khỏi ách nô lệ quân Tàu! Dần dần tôi yêu thích những giờ lịch sữ, nhờ học lịch sữ, tôi hiểu biết nhiều hơn về cha ông, học lịch sữ để tự hào về quá trình chiến đấu anh hùng của dân Việt. Nhất là học lịch sữ, tôi biết tại sao Chú tôi bị Tây giết, tôi biết Chú tôi không phải là người xấu nếu ông đã làm “CHÍNH TRỊ” chống lại chính quyền Tây. Học lịch sữ, tôi biết được một danh tướng thời Hưng Đạo Vương là Trần Bình Trọng từng bị quân Nguyên bắt và chiêu dụ bằng mọi cách nhưng ông kiên quyết không khuất phục, sau đó bị giặc hành hình và ông đã để lại câu nói bất hủ cho những thế hệ ngàn đời sau luôn ghi tâm khắc dạ: “THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CHỨ KHÔNG LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC”. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hùynh Thúc Kháng… với phong trào Đông Du, Duy Tân nhằm đưa lớp trẻ ra nước ngòai học tập mong tìm đường trở lại quê hương đấu tranh cho sự độc lập tự do cho nước nhà, đấu tranh cho sự công bằng bình đẵng trong xã hội. Phạm Hồng Thái dám liều mình đặt bom để giết chết tòan quyền Đông Dương, việc không thành, ông hy sinh ở tuổi 28 đầy nhiệt quyết. Một sinh viên trẻ tên Nguyễn Thái Học với tinh thần dân tộc cao độ, vì đấu tranh giành độc lập cho quê hương nên đã bị Pháp đưa lên máy chém tại Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930.
Trương Định và nghĩa quân của ông vì không muốn tấc đất quê hương bị mất vào tay giặc mà đã kháng chiến gian khổ bao nhiêu năm để rồi anh dũng hy sinh. Nguyễn Tri Phương vì cố giữ thành nên bị trọng thương, quân Pháp bắt và muốn chữa trị cho ông nhưng ông khẳng khái nói rằng: “BÂY GIỜ NẾU TA CHỈ GẮNG LÂY LẤT MÀ SỐNG, SAO BẰNG THUNG DUNG CHẾT VÌ VIỆC NGHĨA”. Sau đó ông nhất quyết tuyệt thực mà chết để giữ gìn khí phách.
Bà tôi mất đã lâu, nhưng tôi còn ghi khắc lời Bà dặn không được làm “CHÍNH TRỊ”, tôi không nghĩ Bà tôi hiểu cái ý nghĩa của chữ “CHÍNH TRỊ”, hay làm “CHÍNH TRỊ” là làm gì, có lẽ Bà nghĩ làm “CHÍNH TRỊ” là chống Tây, chống chính quyền! Có lẽ Chú tôi đã chưa một lần có cơ hội giải thích với Bà! Chỉ có những người tài giỏi, xuất chúng, những anh hùng, những nhà cách mạng, nhà tư tưởng lớn mới có thể làm “CHÍNH TRỊ”, làm “CHÍNH TRỊ” phải có tinh thần dân tộc rất cao, biết liều mình, biết hy sinh, phải có trái tim sắc đá, gan lì không khuất phục. Chú tôi chỉ là một người bình thường như mọi người dân Việt, biết đau xót cho cảnh đời bất công, biết bất bình trước những nhiễu nhương xã hội, biết thương đồng bào, biết yêu vô bờ cái quê hương nước Việt. Nếu hiểu theo cách của Nội tôi thì có lẽ tòan dân nước Việt ai cũng đi làm “CHÍNH TRỊ” mất!
Ẩn Danh
|