|
Member V |
|
Tuổi: 74 Sinh nhật: 00-00-1950 Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07 Bài viết: 287 Quốc gia:
|
Không ít người cố ngụy tạo chuẩn mựcTT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng: Trong xã hội VN hiện nay “cái cung” và “cái cầu” đang chênh lệch quá lớn từ kinh tế, văn hóa, giáo dục... cho đến cuộc sống, không ít người đang cố ngụy tạo ra những chuẩn mực và dùng nó để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống.
Họ tự tô vẽ cho mình một ấn tượng hào nhoáng rằng họ đã đạt được một chuẩn mực nào đó mà thật ra năng lực của họ không với tới. Và bằng cấp là thứ tô vẽ cho họ một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là tấm bằng ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ hay thậm chí là học hàm phó giáo sư, giáo sư.
Nhưng họ quên rằng chuẩn mực được công nhận không chỉ bởi tính hợp pháp, hợp thức của nó mà phải được sự thừa nhận của xã hội. Chính giá trị của sự thừa nhận xã hội mới là điều quan trọng. Đừng nghĩ rằng xã hội là một khái niệm quá rộng. Đó có thể là tập thể phòng làm việc của người đó, cơ quan làm việc của anh, tập thể địa phương, khu phố nơi anh sinh sống. Những người này dễ dàng nhận ra sự thật anh là ai.
* Nhiều người vẫn lý giải bằng cấp là chuẩn mực tuyển chọn, bổ nhiệm đáng tin cậy nhất, thưa ông? - Dĩ nhiên bằng cấp là một chuẩn rõ ràng để đánh giá. Tuy nhiên, cái chuẩn mực khác mà những người xung quanh, cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè đánh giá anh đó chính là năng lực, gồm cả năng lực làm việc và năng lực giải quyết vấn đề. Sự thừa nhận mới quan trọng. Sự công nhận về mặt giấy tờ chỉ là một yếu tố ban đầu.
* Nhưng thực tế rất nhiều quy định tuyển dụng, bổ nhiệm, nhất là trong các trường ĐH, luôn đưa ra những yêu cầu về học vị, học hàm như một điều kiện tiên quyết?
- Dẫu sao bằng cấp, học hàm học vị vẫn là chuẩn mực. Tuy nhiên, những nhận thức về chuẩn mực đó hiện nay chưa hợp lý lắm. Chẳng hạn người ta đòi hỏi phải là tiến sĩ, phó giáo sư mới được đề bạt vào chức vụ này chức vụ kia. Trong khi đó, người ta quên rằng phó giáo sư chỉ là một chuẩn mực về học thuật. Nếu tạo điều kiện cho phó giáo sư làm chuyên môn có thể sẽ tốt hơn làm công tác quản lý. Đề cập điều đó để nhấn mạnh rằng khi đưa ra một chuẩn mực, những người có trách nhiệm phải nghĩ đến yếu tố phù hợp với yêu cầu chức năng công việc của người đó.
* Trong quá trình quản lý, ông có chứng kiến những trường hợp cán bộ, giảng viên phải chạy theo những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ chỉ vì chức vị? Những người này thể hiện năng lực như thế nào?
- Một giảng viên làm việc trong một trường ĐH phải đáp ứng chuẩn mực của trường ĐH đó là điều tất yếu. Ví dụ muốn làm giảng viên người đó phải là thạc sĩ, muốn được phong giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đó phải có bao nhiêu công trình, bao nhiêu nghiên cứu chẳng hạn. Những chuẩn mực đó đòi hỏi người ta phải chạy theo để mong có thể nắm giữ được vị trí mà họ hiện có hoặc sắp có. Tất nhiên trong một trường sẽ có những người chạy theo những tiêu chí đó để đáp ứng cho vị trí họ đang nắm giữ yêu cầu. Oái oăm là có những người không đủ khả năng chạy theo họ lại cố tìm cách ngụy tạo những tiêu chuẩn để đáp ứng các tiêu chuẩn đó.
* Và họ vẫn đạt được mục đích của mình? Phải chăng cách quản lý của chúng ta đang chấp nhận luôn cả những chuẩn mực, những danh xưng ngụy tạo ấy?
- Đúng. Điều đó đang tồn tại. Tuy nhiên, không phải trường ĐH cố ý chấp nhận những ngụy tạo đó mà thực tế là xã hội hiện nay đang sản sinh ra cái gọi là sự “linh động”, “uyển chuyển” nhằm phục vụ cho những người tạo ra sự ngụy tạo đó. Ở VN, không ít giảng viên sau một thời gian ngắn “bỗng dưng tiến sĩ”. Bằng tiến sĩ này do chính một trường ĐH nào đó cấp đàng hoàng. Như thế, về mặt pháp lý thì ông ta đạt chuẩn. Đơn vị tiếp nhận không có quyền không chấp nhận bằng tiến sĩ đó.
* Có một thực tế nữa là hầu như trường nào cũng đưa ra chỉ tiêu về số lượng tiến sĩ, thạc sĩ như một mục tiêu phải đạt đến mỗi năm. Ông nhìn nhận như thế nào về những chỉ tiêu này?
- Khi các nhà quản lý lập kế hoạch bao giờ cũng phải đặt ra chỉ tiêu. Đó là điều không thể tránh khỏi. Chỉ có đặt ra chỉ tiêu, một đơn vị mới có thể phấn đấu vươn lên được. Đây không phải là chạy theo thành tích mà là hoạch định chính sách. Tuy nhiên, làm sao đạt được chỉ tiêu đó một cách có chất lượng thì cần phải có giải pháp và giải pháp đó phải chân thực.
Riêng với mỗi cá nhân, giảng viên ĐH khi đạt được học vị rồi không phải là dừng lại mà phải tiếp tục học tập và đơn vị cũng phải có trách nhiệm đào tạo. Thậm chí một giáo sư sau một thời gian vẫn phải cập nhật kiến thức, nhất là những kiến thức không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Một con người sau khi đạt học vị, bằng cấp mà tự thỏa mãn với những học vị bằng cấp đó của mình coi như cuộc đời chấm hết.
* Xin cảm ơn ông.Khó tuyển ứng viên từ trường nghề
Tôi hiện đang làm việc trong ngành dịch vụ. Mỗi khi tuyển dụng nhân viên cho vị trí nào đó, tôi thường phải hết sức thận trọng với những bạn tốt nghiệp từ các trường đại học. Thật sự cá nhân tôi đã nhiều lần “xương máu” khi hoàn toàn chủ quan tuyển dụng ngay những bạn có bằng đại học.
Qua nhiều lần phỏng vấn, tôi thấy nhiều bạn dù có tấm bằng đại học trong hồ sơ của mình, nhưng thật sự năng lực của các bạn rất yếu. Làm nghề dịch vụ thì yếu tố đầu tiên là phải giỏi ngoại ngữ mà tiếng Anh là phổ biến. Nhiều cử nhân tôi gặp đã hoàn thành chương trình quản trị nhà hàng khách sạn, quản trị du lịch... từ các trường đại học nhưng vẫn không thể diễn đạt nổi cách nói, viết đơn giản trong tiếng Anh.
Kế đến là những kỹ năng mềm khác. Tôi không biết các bạn như thế đã học được gì từ giảng đường, tôi luôn thấy một sự tự tin mơ hồ nào đó khi các bạn có đính kèm tấm bằng đại học trong hồ sơ xin việc của mình. Nhưng thật sự là dù có tấm bằng như vậy, tôi vẫn gạt nhiều hồ sơ vì khi tiếp xúc các bạn đó hoàn toàn không đủ khả năng để làm việc.
Tôi thích tuyển dụng các bạn tốt nghiệp từ các trường nghề, và có vẻ như càng ngày càng khó tuyển được những bạn như vậy. Trường nghề thường dạy học viên cách tiếp cận công việc thực tế hơn và các học viên chuyên học nghề thường được trang bị tốt các kỹ năng thiết yếu ngay từ lúc đầu.
Tạ Tư Vũ
Tại sao không làm ngược lại?
Tấm bằng đại học vốn chỉ là hình thức. Nhưng tại sao nó lại trở thành một điều gì đó “bất khả xâm phạm” như vậy? Không chỉ do truyền thống, mà còn do chính những nhà tuyển dụng tại VN. Ở nước ta, điều đầu tiên khi các nhà tuyển dụng chú ý tới chính là anh ở “địa vị “nào? Tức là anh có trong tay những chứng chỉ quan trọng nào: bằng đại học, cao đẳng...
Sau đó là anh “xuất thân” từ đâu: Bách khoa, Kinh tế TP... Mỗi vấn đề đều có một chiếc thang phân chia, càng ở trên cao càng được tín nhiệm. Cuối cùng là năng lực, khả năng. Điều này ảnh hưởng đến chúng ta. Bởi lẽ học đại học, suy cho cùng, cũng là học một cái nghề. Nếu không có “bảng thành tích” huy hoàng, ta khó có thể lọt vào” mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Tại sao họ không làm ngược lại nhỉ? Sẽ rất hoàn hảo nếu một người vừa có khả năng làm việc, vừa có trong tay những chứng chỉ. Nhưng sẽ không có điều gì xấu nếu một người làm tốt công việc và không có chứng chỉ.
Phạm Long Khánhhttp://www3.tuoitre.com.vn/TuyenSinh/In ... nnelID=142
|
|