TNP xin chuyển qua đây những bài viết về Cụ Ông:LT 69 trong "Mừng thọ Ông 100 tuổi" {L_WROTE}:
Mừng thọ Ông 100 tuổi
Như đồng tình với sự trống vắng và lạnh lẽo của những người xa quê vào dịp Tết, trời hôm nay rất lạnh dưới độ dông đá. Cả vùng trời trắng xóa, nhưng tuyết vẫn không ngừng rơi. Tết là dịp đi viếng thăm, mừng tuổi ông bà và đi thăm mồ mả ông bà đã khuất. Lại thêm một năm xa quê, hôm nay là mùng hai Tết rồi, còn hai ngày nữa là ngày chúc thọ Ông tròn 100 tuổi, tôi lại không có dịp thăm Ông, chỉ có thể nói lời chúc: "Mừng ông 100 tuổi"
Ba tôi là đứa con trai duy nhất còn lại của ông tôi nên ông rất thương anh em chúng tôi, tôi còn nhớ lúc còn nhỏ mỗi lần cần tiền ăn hàng vặt, tôi lại tỉm cách ngồi vào lòng ông, những lúc như thế Ông thường cà hàm râu vào tay vào mặt tôi, làm tôi nhột vả cứ cười hoài không dứt, sau đó thì dĩ nhiên tôi được số tiền tôi muốn.
Ông tôi có dáng khá cao, gương mặt chữ điền cũng điển trai lắm. Ông thường mặc bộ đồ bốn túi bằng lụa. Quần áo của Ông chỉ do Mẹ tôi ủi, Mẹ tôi mất Cha từ lúc lên bà nên rất thương ông, ngược lại ông cũng thương Mẹ tôi không kém gì con ruột trong nhà. Mỗi lần đi Sài Gòn, Ông thường mua cho Mẹ tôi những xấp vải bông là lạ cho Mẹ may áo dài. Mỗi sáng sau khi ăn điểm tâm, ông hay đi ra chợ, ghé cửa hàng Dượng Hai Biểu gần nhà tôi, hoặc đi mấy cửa hàng khác, xem có gì lạ và đẹp mua về cho mấy anh em tôi. Ngày còn nhỏ tất cả dép của anh em tôi đều do Ông mua cho, trước khi cho chúng tôi mang Ông dùng dao cắt những chỗ bị lỗi, sợ chúng tôi bị phồng chân hoặc bị xước da. Có lần Ông mua cho tôi bộ đồ mới, lần đầu mặc vào không biết sao khi chạy xe đạp tôi làm rách một đường rất dài ở ống quần, sợ bị Ông la tôi đã thay ngay bộ đồ khác, chờ trời tối Ông đi ngủ đem bộ đồ ra vá lại.
Ông có thú sưu tầm rất nhiều thứ, nào là hột quẹt, những chai rượu lớn nhỏ, lịch các nước ...nhìn vào tủ của Ông giống như bợm nhậu, nhưng Ông lại không uống rượu bao giờ. Mỗi lần về quê tôi rất thích ngắm tủ sưu tầm của Ông vì trong đó có rất nhiều kỉ niệm thời thơ ấu của tôi, có những chiếc lồng đèn trái bí, lồng đèn xếp ... mà anh em tôi đã dùng lúc nhỏ, những tấm hình gia đình quá nhiều năm mà ông tôi đã cẩn thận sắp xếp theo thứ tự. Nhìn những chiếc lồng đèn, từng tấm hình gợi lại trong tôi cảnh đoàn tựu đầm ấm thời xa xưa.
Thời gian đã lấy mất của Ông tôi vóc dáng, trí óc, súc khỏe ... Ông bây giờ chẳng còn biết mọi người và cũng không làm gì được nữa. Ông bây giờ như một chiếc bóng, dù là chiếc bóng nhưng mỗi đêm trước khi đi ngủ tôi cảm thấy quá hạnh phúc vì biết rằng Ông vẫn còn đó và tôi sẽ cỏn gặp lại Ông.
Mừng Ông tròn 100 tuổi, chúc Ông khỏe mạnh, sông lâu với con cháu.
Mong rằng con có thể nói lời này thêm nhiều lần nữa, Ông của con nhé!
LT69
Nguyen trong "Re: Mừng thọ Ông 100 tuổi" {L_WROTE}:
Chuyện bây giờ mới kể.
Nhân đọc bài LT69 viết về ông Hai (ông Nội của LT69), hình ảnh ông lại hiện về trong ký ức của tôi:
Ông Hai là người bạn rất thân của ông Ngoại tôi. Hai người như tay mặt tay trái vậy. Ông tôi ở dưới quê Hàng Gòn, mỗi tuần lên chợ (Tân Châu) một lần để thăm con cháu và thăm bạn (Ông Hai), hai ông cùng di uống cà phê chú Bèo rồi ghé tiệm của ba tôi (dượng hai Biểu - Kiến Tân) ngồi chơi và bàn luận chuyện đời. Tôi rất thích nghe những mẫu chuyện trao đổi giữa hai ông, và cả hai cùng đẹp lão như nhau.
Nhưng không may ông tôi mất sớm (lúc 72 tuổi), từ đó tôi xem ông Hai như là ông ruột của mình, mỗi lần nhìn thấy ông là tôi nhớ đến ông Ngoại mình. Bẳng đi một thời gian khá lâu, cách đây 2 năm, tôi về Tân Châu, gặp lại ông Hai tại nhà ba tôi, mừng quá, tôi chạy lại ôm ông, vuốt ve đôi bàn tay nhăn nhúm của ông và hỏi thăm ông đủ thứ chuyện, ông vẫn rất minh mẫn, chưa lẫn lộn chút nào! Thường thì vài tuần ông hay thuê bao một chiếc xe lôi, chạy lên chợ mới, ghé nhà ba tôi xem mua một ít đồ điện và nói chuyện cả giờ mới ra về. Nhiệm vụ của chú xe lôi là chở ông đi và rước ông về, đồng thời phải dìu ông lên xuống xe lôi vì chân ông yếu, không tự bước lên xe được. Ghé nhà ba tôi ông hay nói: “Sống lâu khổ lắm bây ơi, tối ngày cứ đi tới đi lui trong nhà như bị cầm tù tao chịu không nổi, mà làm công chuyện thì cũng không xong, tao mong chết quách cho rồi vậy mà nó không chịu chết”
Và cũng lâu rồi tôi không gặp lại ông, chắc là bây giờ ông già yếu lắm.
Xin chúc mừng sinh nhật Ông Hai tròn 100 tuổi.
Mồng 4 tết Kỷ Sửu 2009
Lý Kim Cúc
Thái Liên trong "Re: Mừng thọ Ông 100 tuổi" {L_WROTE}:
Vô trang nhà Tân Châu mới hay là ông nội Bá ăn mừng thượng thượng thọ 100 tuổi. Chúc mừng Bá và g/d Bá cũng như chúc cho ông Nội luôn dồi dào sức khỏe để luôn đem nguồn vui và sự ấm áp cho các con cháu trong gia đình.
Thấy ông nội đẹp lão quá! với áo dài khăn đống đỏ, ông nội Bá gương mặt không thay đổi chút nào, hồi nào vẫn như mấy mươi năm qua mình có biết và có gặp ông nội Bá nhiều lần. Mình cũng có biết và gặp bà nội Bá ngày xưa nữa và có xuống vườn của Bá chơi 2 lần. Gặp ông bà nội, mình và cả đám cũng kêu ông nội, bà nội luôn. Vườn tràn ngập cây ăn trái, hồi nhỏ đâu biết đến cái cực khổ của người bón phân, tưới nước, bắt sâu, chỉ thấy cây trái thì thích và hái ăn tại chổ, ăn không hết còn cho mang về.
Ba Bá đứng cạnh ông nội có gương mặt y như đúc, nhìn là biết bản sao ngay. Chú Hai Đáng nhìn cũng giống như xưa, gương mặt không thay đổi gì hết, chỉ có thấy hơi có nét đứng tuổi, nhưng không nhiều. Người đứng bên cạnh chắc là má của Bá rồi, nhưng thay đổi nhiều hơn ba Bá đó nha. Có lẽ lo nhiều quá. Má của Bá ngày xưa cũng đẹp lắm, nỗi tiếng là đẹp người đẹp nết đó. Má Bá hay bới đầu tóc cao lên, nói chuyện lể phép và khoan thai lắm, ai cũng thương hết, mình không quên hình ảnh đẹp đẻ, khoan hậu của thiếm, má Bá (mình nhớ là tên Lệ, đúng không?). Tôi nghĩ trong ngày mừng thượng thượng thọ 100 tuổi của ông nội trừ Bá ở xa không về được chứ còn chị Dung và Thu chắc có mặt nhưng mình nhìn không ra là ai và đứng ở đâu. Em của Bá mìnht Thu, Minh và Bình sau đó thì hết biết rồi. Mih cũng không thay đổi mấy chi ngày xưa ốm nên càm hơi thon hơn bây giờ một chút. Riêng Bá ông bạn già thì không thay đổi lắm đâu chỉ trông "hơi đứng tuổi" thôi, nghe mừng không? Bá sẽ có "gene" của ông nội, sẽ sống lâu trên 100 tuổi và cũng sẽ đẹp lão sau nầy đó nghe. Nếu thấy lời nói "thiện tai" thì có dịp đãi tui một chầu phở nóng là đủ rồi.
Có dịp liên lạc với g/d cho mình gởi lời thăm hỏi chú thiếm, chị Dung, Thu, và Minh.... Ông Nội thí chắc không nhớ mình đâu nhưng cũng xin góp lời với g/d Bá cùng mọi người kính chúc ông Nội luôn khỏe mạnh, khang an hạnh phúc bên con cháu!
Thân mến,
TL
Thầy Nguyễn Thành Tài trong "Re: Mừng thọ Ông 100 tuổi" {L_WROTE}:
Người già 100 tuổi, ở Tân Châu chỉ có một.
Kính mừng Ông 100 tuổi (bách niên giai lão). Thượng Thọ
Kính mừng Thầy Cô Phước Huệ dồi dào.
Chúc mừng LT69, Bá và các anh chị em Lộc Đức nhiều.
Xuân Kỷ Sửu, trân trọng kính mừng đại gia đình: Thọ-Phước-Lộc.
Nguyễn Thành Tài
trancongminh trong "TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
Bước qua tuổi một trăm, Ông Nội tôi là người duy nhất còn lại trong thế hệ của Ông ở cái Thị Trấn này. Không biết học thức của Ông đến đâu gì chưa bao giờ tôi thấy cái bằng cấp nào của Ông, cũng như chưa bao giờ Ông có được một học vị. Ông vẫn thường kể rất nhiều chuyện Tây, Tàu, chuyện thưở nhỏ của Ông, nhưng tôi nhớ chẳng bao giờ nghe chuyện Ông đi học!
Nhưng kiến thức của Ông thì vô cùng phong phú! Ngày chúng tôi còn bé, anh em thường quây quần nghe Ông kể chuyện, Ông biết rất nhiều, có lẽ từ cái “radio” nho nhỏ mà Ông xem như báu vật, đứa nào mà phá cái “radio” là bị đòn “tét đít”. Hiểu biết về luật pháp của Ông thì mới là chuyện lạ, vì có bao giờ Ông được học cái gì về luật đâu! Vậy mà hầu như tất cả giấy tờ thủ tục hộ tịch ngày xưa Ông đều nắm rõ, hầu như dân trong vùng thời bấy giờ có bất cứ vấn đề gì đều tìm đến Ông. Tôi còn nhớ buổi sáng Ông dắt tôi ra Tân Lạc Viên, trước cửa “nhà việc” ăn sáng, về đến nhà là Ông bắt đầu bận rộn tiếp khách cho tới trưa, ngày nào cũng vậy.
Căn phòng khách không lớn, bày trí rất đơn sơ nhưng gọn ghẽ, ngăn nấp. Từ cửa bước vào là bộ bàn lớn, nơi anh em chúng tôi học bài mỗi ngày, bàn làm việc của Ông xa bên góc phải, góc trái là nơn để chiếc xe đạp lúc nào cũng bóng loáng của Ông, ở giữa là bàn thờ Ông Bà thật trang trọng với lối đi có màn che hai bên, trước bàn làm việc của Ông là bộ ghế gỗ kiểu cổ, nơi Ông vẫn hay ngồi uống trà với khách đến thăm. Hồi đó, tôi rất hãnh diện khi bạn bè tới chơi và thường khoe những khung hình Ông treo hai bên vách, Ông đi rất nhiều nơi cả Đông Dương, đến đâu cũng chụp ảnh.
Mới biết học thức chỉ là cái diện mạo bên ngòai, kiến thức ở đời mới thật sự là cái vốn sống quí báu bên trong của con người. Đời người trăm năm chắc hẳn phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm sống! Trăm năm đời người chắc hẳn sẽ còn quá nhiều thứ để kể! Tôi không còn sống bên Ông, nhưng mỗi khi có dịp về quê, tôi vẫn thích thú, say xưa nghe chuyện Ông kể như cậu bé ngày nào. Cầu mong Ông luôn mạnh khỏe để còn kể bao nhiêu là chuyện cho chúng tôi nghe!
Ngày 20 tháng 8 năm 2009.
Trần Công Minh.
thanh thảo trong "Re: TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
Qua lời kể thật là ngưởng mộ gia đình có một người ông như thế. Ông nội sống có ích cho đời. Vốn sống ông nội không ai sánh bằng. Có người ông tuyệt như thế thế hệ sau cũng sẻ như ông. Ông quả là một báu vật của dòng họ con cháu. Cầu chúc ông nội sống khỏe sống vui thêm tuổi cùng con cháu.
binhquan trong "Re: TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
Ông Nội anh Minh mà đọc được bài nầy là cảm động lắm nha! không chừng khỏe lại hết bệnh. Cầu mong cho ông cụ mau hết bệnh để còn kể chuyện cho con cháu nghe.
tranbc trong"Re: TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
Chú KVA thương mến,
Cho dù biết là đi hay ở đều tốt cho Nội, nhưng con cháu khi đối diện với phân ly, tử biệt cũng rất đau lòng. Nhớ đến ngày xưa Nội đã thương con cháu như thế nào mà nay khi Nội sắp ra đi, con không có mặt bên Nội làm nước mắt con cứ chảy dài. Hàng đêm con cứ trằn trọc nhớ đến Nội, muốn bỏ hết tất cả để về thăm Nội lần cuối.
Không biết NGV và các chị em khác có về được không nhỉ?KinhVinhAn trong "Re: TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
MỖI NĂM ĐẾN HÈ
Cuối khóa học, bịn rịn chia tay. Hi vọng lại sẽ gặp nhau sau 3 tháng hè.
Cuối năm lớp nhất ở Tân Châu, nhìn về tương lai ở Châu Đốc, chú thật không có chút khái niệm mình sẽ ra sao. Rồi ngày thi vào Đệ Thất cũng đến và… thi rớt.
Mình cứ lo học, lo thi, không còn thì giờ để nghĩ đến nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Cuộc sống cũng vậy. Mình vay xác thân này của Cha Trời để vào đời học hỏi về những tham, sân, si của chính mình, biểu hiệu của luật nhân quả.
Trời dứt sinh khí thì xác phàm phải mất, hồn vía mở cửa xe đi ra.
Vấn đề là tài xế không còn xe, bây giờ phải đi tát rán hay chạy bộ là tùy thuộc phước đức của gia đình. Cha ăn muối con khát nước. Thì ngược lại, con cái mà sống thiện lành thì cửu huyền thất tổ được hưởng phước[/b].
Ngọc Lê trong "Re: TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
Thật là phước đức cho gia đình và con cháu khi có được một vị tiền bối như vậy!
Ngọc Lê cũng cầu mong ông Nội của bạn trancongminh dần dần bình phục và sống thêm nhiều năm nữa với con cháu.
TNP trong "Re: TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
Hôm đi qua "Con Đường Tình Sử" (theo những gì TNP biết nhờ trang web này), TNP tò mò muốn biết "ngôi nhà ngói đỏ" nên đã gởi xe trong quán cà phê sát bờ sông Tiền để đi bộ dọc theo con đường. Vẫn không nhìn ra ngôi nhà nào có mái đỏ, gặp một ông khoảng 60 tuổi đang lui cui làm gì đó trước nhà, TNP hỏi thăm:
- Xin lỗi... anh có biết nhà nào là ngôi nhà cũ của thầy giáo Đáng không ạ? Làm ơn chỉ giùm cho em...
- Cô ở đâu mà hỏi thăm vậy?
- Dạ em quê ở kinh xáng, bây giờ em sống ở Cần Thơ. Em quen với Ngọc Bích, Công Minh,...
Anh bước ra đường và chỉ ngôi nhà ngói đỏ rồi nói:
- Gia đình đó nhân đức lắm. Không mở cửa thì thôi, mà hễ mở cửa một cái là khách tới đông nườm nượp. Ở đây bà con rất quí trọng gia đình đó...
Rồi anh mời TNP ghé nhà ngồi nghỉ. Anh còn chịu để cho TNP chụp một pô hình kỷ niệm với ngôi nhà ngói đỏ nữa.
Anh say sưa kể về Ông Nội, về Ba Mẹ của anh em họ Trần với niềm thương mến và kính trọng.
trancongminh trong "Re: TRĂM NĂM ĐỜI NGƯỜI" {L_WROTE}:
Một lần nữa cảm ơn tất cả các bạn!
Xin cập nhật thêm về tình trạng sức khỏe Ông Nội hôm nay.
Vì không ăn uống gì được nên hôm nay Ông rất yếu, tuy nhiên vẫn nằm đó như cố níu kéo, chờ đợi! Ông có bốn người con, mười bảy đứa cháu, còn "chắt" và Chít" thì tôi không nhớ rõ! Tất cả hầu hết đã về Long Sơn tề tựu đầy đủ bên Ông để Ông nhìn mặt và nghe hơi...