Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 13:24
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Hỏi Ngã «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 21 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 9290 | Trả lời: 20)
Tiêu đề bài viết: nguyen88tran Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 03 Tháng 7 2009, 06:07
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 62
Sinh nhật: 01-03-1962
Ngày tham gia: 18 Tháng 1 2008, 07:00
Bài viết: 1323
Quốc gia: Vietnam (vn)
Tiếng Việt mình một dấu bỏ sai là đảo lộn hết nghĩa. Một bà mẹ gởi 1 e-mail cho người con bên Mẽo nhưng bà không biết bỏ dấu, người con chỉ học hết lớp Ba rồi theo người chú rời Vietnam hồi 9 tuổi. Bà mẹ cũng không chấm phết gì ráo, bên nầy thằng con tự chấm phết và bỏ dấu .

Thành phố...ngày 26 tháng 6 /2009
Con thương.
Lâu lắm rồi Ba mẹ không thư cho con, bởi vì ba con đang đau nặng, đến nổi mẹ phải nhờ ông hàng xóm qua cởi áo, cởi quần cho mẹ, thấy cảnh nầy ba con đau lòng lắm. Nhưng đi đứng không được ba con cũng bằng lòng. Cởi áo thì rất dể, nhưng cởi quần thì phải cần có chút kinh nghiệm. Nhưng không sao, mẹ sẽ dạy ổng từ từ rồi ổng sẽ làm được.
Chị con thì rất dâm đãng, ở quê không làm được nên đã lên thành phố. Còn anh con thì đi tù 2 năm rồi, thôi thì số phận con ơi. Thấy báo đăng dân Mỹ bị khùng bố mẹ rất lo lắng cho con.
Bố mẹ.

Con thuong.
Lau lam roi Ba me khong thu cho con boi vi ba con dang dau nang den noi me phai nho ông hang
xom qua coi ao coi quan cho me thay canh nay ba con dau long lam nhung di dung khong duoc ba con
cung bang long coi ao thi rat de nhung coi quan thi phai can co chut kinh nghiem nhung khong sao me se day ong tu tu roi ong se lam duoc .
Chi con thi rat dam dang ở que khong lam duoc nen da len thanh pho con anh con thi di tu 2 nam
roi thoi thi so phan con oi thay bao dang dan my bi khung bo me rat lo lang cho con.
Bo me

*****
Đúng ra thì ý của ba mẹ như thế nầy :
Con thương.
Lâu lắm rồi, Ba Mẹ không thư cho con bởi vì Ba con đang đau nặng, đến nổi phải nhờ ông hàng xóm qua coi ao, coi quán cho Mẹ. Thấy cảnh nầy, Ba con đau lòng lắm, nhưng đi đứng không đợc. Ba con cũng bằng lòng. Coi ao thì rất dễ nhưng coi quán thì phải cần có chút kinh nghiệm nhưng không sao Mẹ sẽ dạy ổng từ từ rồi ổng sẽ làm được.
Chị con thì rất đảm đang ở quê không làm được nên đã lên thành phố. Còn anh con thì đi tu 2 năm rồi, thôi thì số phận con ơi. Thấy báo đăng dân Mỹ bị khủng bố mẹ rất lo lắng cho con.

Bố Mẹ.


*July 1st và July 4th là Quốc khánh của Canada và Mỹ, thấy mọi người vui thì mình cũng cố vui. Nhưng tui công dân part time(bán thời gian) phân nửa bên nầy phân nửa bên nhà mỗi năm vào tháng 7 là ...Nửa hồn thương đau


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 7 2009, 08:11
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 52
Sinh nhật: 05-09-1972
Ngày tham gia: 22 Tháng 7 2008, 07:30
Bài viết: 1164
Quốc gia: Vietnam (vn)
Đúng là viềt tiếng Việt mà không bỏ dấu thì thật là tai hại người viết một đường người đọc một nẻo. Tốt thành xấu, xấu thành tốt, lộn tùng phèo :rollin:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 7 2009, 11:17
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 62
Sinh nhật: 18-09-1962
Ngày tham gia: 17 Tháng 8 2008, 06:35
Bài viết: 922
Quốc gia: Vietnam (vn)
Sẳn đọc bài này SKN kể mọi người nghe cũng là tin nhắn mà không có dấu nhé,
Có 1 anh chàng nhắn tin cho người yêu.
Chàng hỏi :em đang ở đâu?
Nàng nói :em dang o truong .anh den nhe(em đang ở trường,anh đến nhé .)
Chàng hết hồn nói :trời đất ,em đang ở truồng ,làm sao anh tới được.
Nàng lại nói :anh cu toi,nho dung o truong doi em do nha.(anh cứ tới,nhớ đứng ở trường đợi em nha.)
Chàng :???


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 9 2009, 22:43
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
tranbc {L_WROTE}:
Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
CAO CHÁNH CƯƠNG
........................
A. LUẬT BẰNG TRẮC

Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.

1. Luật lập láy

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).

Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...

3. Luật bằng

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).

Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

Luật này hồi xưa các Thầy Cô mình nói gọn lại là KHÔNG, SẮC: HỎI; HUYỀN, NẶNG: NGÃ đó mà.

nhưng cũng có những từ ngoại lệ. Ví dụ: vỏn vẹn (thay vì võn vẹn), ngoan ngoãn (thay vì ngoan ngoản),...

Khi làm việc trên máy, tôi có một "mánh" nữa là gõ chữ/từ mình thắc mắc vô anh Google.com như anh Nguyen Tan đã bày, nhưng thêm bên cạnh chữ/từ đó là cụm từ "tuổi trẻ online" với mục đích muốn biết tờ báo đó nó viết chữ/từ đó như thế nào vì tôi nhận thấy tờ báo này rất hiếm khi viết sai chính tả.
Ví dụ: khi không biết "làm giùm" và "làm dùm", cái nào đúng, tôi gõ vô anh Google.com cụm từ "làm giùm tuổi trẻ online" thì thấy nhiều chỗ viết; gõ "làm dùm tuổi trẻ online" thì thấy ít chỗ viết hơn. Vậy thì tôi chọn "làm giùm".
Có thể đảm bảo với bà con, nếu có thời gian làm được như vậy, kinh nghiệm về chính tả của ta sẽ phong phú hơn lên đó.

* Có một số từ trước kia viết khác, bây giờ viết khác:
- trau giồi ==> trau dồi
- thỉnh thoảng ==> thi thoảng
* Có khi viết sao cũng được (!): từ có tận cùng bằng y ==>i và ngược lại (nhưng thủy thì không thể==>thủi và ngược lại)


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NT2 - Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 9 2009, 16:30
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 71
Sinh nhật: 18-01-1953
Ngày tham gia: 01 Tháng 7 2007, 00:24
Bài viết: 754
Quốc gia: United States (us)
tranbc {L_WROTE}:

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

Sau khi đọc đoạn lý giải trên, tôi xin mao muội muá rìu qua mắt thợ; nếu có thiếu sót, sai trật mong được chỉ giáo.

Theo tôi hiểu chữ ghép, chữ sau làm rõ nghĩa thêm chữ trước (có nghĩa)

Nói về VUI, tuỳ trường hợp mà ta có: Vui vẻ, Vui tươi, Vui tai, Vui miệng, Vui lòng, Vui nhộn.....
Vui vẻ =Vui + vẻ. Vui:hớn hỏ, sung sướng; Vẻ: dáng điệu, hình vóc, nét mặt.
Nói về Mạnh, có Mạnh mẽ, Mạnh bạo, mạnh dạn, mạnh khoẻ....
Mạnh mẽ = Mạnh + mẽ. Mạnh: có sức khoẻ, không bịnh; Mẽ: dáng vóc bề ngoài
Lặng lẽ = Lặng + lẽ. Lặng: yên tĩnh, đứng yên; Lẽ: lý, mọn, sau. Ở đây mượn ý
Vẻ vang = Vẻ + vang. Vẻ: Dáng điệu, hình vóc, nét mặt; Vang: có danh tiếng do chữ Vinh: nhiều, thịnh.
.....

Thân mến
NT2


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 9 2009, 22:03
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
Thưa Thầy,
Em cám ơn Thầy đã chia sẻ những suy nghĩ với mọi người trên diễn đàn.
Trong khi chờ "các thợ" lên tiếng thì em xin có ít ý kiến:
Em thấy, trong khoa học xã hội, ý kiến của các tác giả về cùng một vấn đề có khi rất khác nhau đó Thầy. Thành ra nhiều lúc em thấy ngán lắm Thầy ơi!
Em xin lỗi các Thầy Cô tiểu học và các Thầy Cô dạy Quốc Văn, lý thuyết trong các bài học văn phạm (giờ gọi là ngữ pháp) mà các Thầy Cô dạy em quên hầu như hết trơn, chỉ còn nhớ mang máng những bài tập, nhớ Thầy Cô sửa rất kỹ những lỗi về chính tả, về cách dùng từ, cách diễn đạt. Trên cơ sở đó em để ý học lóm thêm khi có dịp: học qua sách báo, qua người khác trong giao tiếp hàng ngày,…
Hồi xưa bọn em có được học về từ láy, từ ghép hay không và cụ thể như thế nào, em không còn nhớ. Đến chừng học lóm được sau này thì em cũng có nhiều thắc mắc. Chẳng hạn đến giờ em không biết “trồng trọt” là từ ghép hay là từ láy. Trước đây, em đã hỏi những người chuyên thì ý kiến của họ không giống nhau (mới chết!).

Em nghĩ dù ta không là dân chuyên (GV dạy văn-tiếng Việt, nhà văn, nhà báo, nhà ngôn ngữ học,...) nhưng chú ý một chút để sử dụng tiếng Việt tốt hơn, tránh những sai sót tai hại dẫn đến chỗ người khác hiểu lầm ý của ta là điều cũng nên làm, phải hông Thầy (và bà con)?

NÓI người ta không hiểu thì ta có thể nhắc lại, hoặc có thể kết hợp với những phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ,...), hoặc diễn đạt bằng kiểu khác cho dễ hiểu hơn, chứ VIẾT mà không rõ hoặc sai thì sẽ làm khổ ta, khổ người (như trường hợp giấy báo dự thi lúc trước).
Vì vậy, em cũng hay để ý học hỏi thêm về tiếng Việt đó Thầy.
Nói Thầy và bà con đừng cười, khi thấy ai đó bỏ bò lăn bò lóc những cuốn giáo trình về văn hay về tiếng Việt thì em không ngần ngại "lượm" về đọc đó Thầy. :mozilla_tongueout:

Sáng nay vô D Đ đọc ý kiến của Thầy, em lại thêm thắc mắc và tò mò, vậy là lại vô anh Google.com lục lọi một hồi và tìm được bài dưới đây cũng khá đầy đủ (+phát hiện ra một trang web về ngôn ngữ).
Em xin “ôm” về đây để những ai có hứng thú tham khảo. Bản thân em khi rảnh rỗi cũng sẽ đọc kỹ lại.


TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
.....
Nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt và chấp nhận một cách nhìn để làm việc thì quan niệm về từ đã trình bày ở phần trên là có thể dùng được cho tiếng Việt. Có thể phát biểu lại như sau:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.

Ví dụ:
nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,...
đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách...

1. Đơn vị cấu tạo

Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết.

Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.

1.1. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học.

- Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết (syllable).
- Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Chí ít nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không có mặt của một tiếng trong một "chuỗi lời nói ra" nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác. Ví dụ:

đỏ – đo đỏ – đỏ đắn – đỏ rực – đỏ khé – đỏ sẫm...
vịt – chân vịt – chân con vịt...

1.2. Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ... không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau.

Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung:

a. Có những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đối tượng, một khái niệm như: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hoả, thuỷ, ái...
b. Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, một khái niệm, nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay khong, sẽ làm cho tình hình rất khác nhau. Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa của chúng trong quá khứ lịch sử của tiếng Việt. Chúng, nhiều khi là kết quả của hiện tượng hao mòn ngữ nghĩa (desemantic) đến mức tối đa như vẫn thường gặp. Ví dụ: (dai) nhách; (xanh) lè; (áo) xống; (tre) pheo; (cỏ) rả; (đường) sá; (e) lệ; (trong) vắt; (nắng) nôi;...
c. Có những tiếng tương tự như loại b. vừa nêu, nhưng chúng lại xuất hiện trong những từ mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy chiếu vào một khái niệm, một đối tượng, nếu tách rời nhau). Ví dụ: mồ – hôi – bồ – hòn – mì – chính – a – pa – tít... Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt như: mồ hôi, bồ hòn... nhưng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai như: mì chính, a-pa-tít...

Sự tranh luận về giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập trung ở những tiếng thuộc loại b. và c., nhất là loại c. Tuy nhiên, tư cách và giá trị tương đương với hình vị trong tiếng Việt vẫn có thể chứng minh được (mặc dù chưa thực sự có sức thuyết phục tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp) qua các hiện tượng tách rời, lặp, chen thành tố, rút gọn... Ví dụ:

sung sướng – ăn sung mặc sướng
(quần) xi mi li – (quần) xi
v.v...

Mặt khác, cũng cần thấy rằng các tiếng thuộc loại c. này không chiếm số lượng nhiều trong tiếng Việt; và đa số trong số đó lại thuộc nguồn gốc ngoại lai. Chúng thuộc phạm vi ở vùng biên chứ không phải ở vùng tâm của tiếng Việt. Hơn nữa, mặt dù chưa có những chứng cứ đầy đủ về mặt tâm lí ngôn ngữ học, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến một điều là: trong ứng xử ngôn ngữ, dường như người Việt luôn luôn có tâm lí chờ đợi ở mỗi tiếng (bất kể tiếng đó như thế nào) một phần nghĩa nào đấy; hoặc sẵn sàng cấp cho nó một nghĩa nào đấy. Nếu không vậy thì làm sao người ta có thể chấp nhận được những tiếng, những câu như sau: “Trời đất khen sao khéo khéo phòm” của Hồ Xuân Hương?

Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu lấy tiêu chí “có chỉ ra, có quy chiếu vào đối tượng nào, khái niệm nào hay không” thì người ta vẫn quen phân loại và gọi các tiếng thuộc loại a. kể trên là loại tiếng có nghĩa; còn các tiếng thuộc loại b. và c. là tiếng vô nghĩa.

1.3. Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có khả năng hoạt động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại:

a – Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách từ. Thật ra thì chúng là những tiếng mà tự thân một mình đã đủ khả năng tạo thành từ. Chẳng hạn: làng, xã, người, đẹp, nói, đi...
b – Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm:

+ Những tiếng không tự do nhưng tự thân chúng có mang nghĩa: thuỷ, hoả, hàn, trường, đoản, sơn...
+ Những tiếng không tự do mà tự thân không mang nghĩa: (lạnh) lẽo; (đen) nhánh; mồ, hôi, cà, phê...

Tuy nhiên, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Cần phải lưu ý đến những trường hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi này với phạm vi kia.

2. Phương thức cấu tạo

Từ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó.

2.1. Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.

Ví dụ: tôi, bác, người, nhà, cây, hoa, trâu, ngựa...
đi, chạy, cười, đùa, vui, buồn, hay, đẹp...
vì, nếu, đã, đang, à, ư, nhỉ, nhé...

2.2. Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép.
Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:

Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng:

Thứ nhất, các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau.
So sánh: ăn ≠ ăn ở ≠ ăn nói ≠ ở ≠ nói...
Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống...
Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.

Từ ghép chính phụ. Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà... xấu bụng, tốt mã, lão hoá... xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù...

2.3. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).

Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt.

Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành... thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy như sau:

Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:

Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:

a. Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng, kìn kìn, lù lù, lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm...
b. Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là: thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước, trắc đứng sau.

BẰNG TRẮC (chỗ này là cái bảng, BD đưa vô đây không được)
Ngang (1) Hỏi (4) Sắc (5)
Huyền (2) Ngã (3) Nặng (6)

Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững, chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng...
Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may, cuống cuồng...
c. Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị hoá:

m – p ng – c
n – t nh – ch

Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hèm hẹp...
chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt...
khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc...
anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rích...
Thanh điệu của các yếu tố trong mỗi từ vẫn tuân theo quy luật của lớp b.

Láy bộ phận. Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần thì được gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai lớp.

a. Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần. Ví dụ như: bập bềnh, cò kè, ho he, thơ thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy...
Trong lớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu nhiên giữa các yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt coi chúng là từ láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng... Nghĩa của những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, đường sá, xe cộ, áo xống...
Trong khi xét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý tới hiện tượng đối ứng ở âm chính. Hiện tượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ.


u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm...
ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển, thỗn thện...
o – e: ho he, vo ve, khò khè, võ vẽ, nhỏ nhẻ...
i – a: hỉ hả, rỉ rả, xí xoá, hí hoáy...
u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng...
u – ơ: ngu ngơ, rù rờ, khù khờ, cũn cỡn...
ô – a: bỗ bã, hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt...
ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xoà, hể hả...


b. Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ, lừng chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng, co ro, lan man, làng nhàng...
Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứ nhất là âm /l-/ và phần lớn chúng có chứa một tiếng còn rõ nghĩa. Tuy vậy, vẫn có không ít từ mà cả hai tiếng đều không rõ nghĩa, ví dụ: bải hoải, hấp tấp, lập cập, bầy hầy, thình lình, liểng xiểng, xớ rớ, lấc cấc...

Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Tuy vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên cơ chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, trơ trờ trờ... đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng vàng...

Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều. Mặt khác, có thể coi chúng chỉ là hệ quả, là bước "tiếp theo" trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà thôi. Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn – nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp...). Nhiều khi ta gặp những "cặp bài trùng" giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt; trụi lủi – trụi thui lủi; nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt... Từ láy bốn tiếng thì tình hình cấu tạo có đa tạp hơn. Có thể là:

- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, à cho phù hợp, hài hoà về âm vực giữa các vần, các thanh:

vớ vẩn → vớ va vớ vẩn
lề mề → lề mà lề mề...

- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu thuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp: bồi hồi – bổi hổi bồi hồi.
- "Nhân đôi" từng tiếng của từ láy hai tiếng:

hùng hổ → hùng hùng hổ hổ
vội vàng → vội vội vàng vàng...

- Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và thứ ba thành /l-/:

nhồm nhoàm → lồm nhồm loàm nhoàm
thơ thẩn → lơ thơ lẩn thẩn...

Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ một từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. Chẳng hạn: bù lu bù loa; bông lông ba la... hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng nhắng bặng bặng nhặng...

Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa. Điều này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn.

2.4. Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ mà người bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách ngẫu nhiên. Lớp từ này có thể bao gồm:

- Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kì nhông, cà nhắc, mặc cả...
- Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán Việt) thông qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của chúng trước đây vốn rõ nghĩa, nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa).
Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế, vằn thắn, lục tàu xá...
- Những từ vay mượn gốc Ấn-Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ như: a-xít, mit tinh, sơ mi, tùng bê, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao, hắc ín, sô-cô-la...

Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối quan hệ quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ ngữ, nhất là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.

3. Biến thể của từ


Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấu trúc. Tuy nhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắc hình thái học như các dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình. Ở đây chúng thường chỉ được coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng "lời nói" của từ. Có nghĩa rằng, những biến động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cả mọi từ. Chúng chỉ lâm thời xảy ra ở một số từ trong một số trường hợp sử dụng mà thôi. Đại thể có những dạng biến động như sau:

3.1. Biến một từ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn sang cấu trúc nhỏ, đơn giản hơn. Thực chất đây là sự rút gọn một từ dài thành từ ngắn hơn. Ví dụ:
ki-lô-gam → ki lô/ kí lô
(ông) cử nhân → (ông) cử
(ông) tú tài → (ông) tú

Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đều đặn ở mọi từ, và nhiều khi chỉ vì lí do tiết kiệm trong ngôn ngữ. Không phải ngày nay tiếng Việt mới có hiện tượng rút gọn như vậy, mà những cặp từ song song tồn tại giữa một bên là từ đa tiết với một bên là từ đơn tiết chứng tỏ rằng hiện tượng này đã có từ lâu. Chẳng hạn:
ve ve → ve
bươm bướm → bướm
đom đóm → đóm (1)

Rất nhiều tên gọi các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, các danh nhân, địa danh... trong tiếng Việt ngày nay đã được rút gọn lại như vậy
Đảng Cộng sản Việt Nam → Đảng
hợp tác xã → hợp

Xu hướng biến đổi một từ đơn giản thành một từ có cấu trúc phức tạp hơn, trong tiếng Việt hiện nay không thấy có. Rất có thể vì nó trái với nguyên tắc tiết kiệm mà người sử dụng ngôn ngữ thường xuyên phải tính đến.

3.2. Lâm thời phá vỡ cấu trúc của từ, phân bố lại yếu tố tạo từ với những yếu tố khác ngoài từ chen vào. Ví dụ:
khổ sở → lo khổ lo sở
ngặt nghẽo → cười ngặt cười nghẽo
danh lợi
+ ham chuộng → ham danh chuộng lợi

Sự biến đổi theo kiểu này rất đa dạng, nhằm nhiều mục đích. Cũng có khi người nói, với dụng ý ít nhiều mang tính chơi chữ, đã phá vỡ cấu trúc từ để dùng yếu tố tạo từ với tư cách như một từ. Ví dụ:
tìm hiểu → tìm mà không hiểu
đánh đổ → đánh mãi mà không đổ...

Nguồn: http://ngonngu.net/index.php?p=206

------------------------------------
Thêm của anh Yahoo!

PHÂN BIỆT TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY?

I.TỪ GHÉP
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập, các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
II. TỪ LÁY
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)

KẾT LUẬN:
ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước.
...............
Nguồn: http://vn.answers.yahoo.com/question/in ... 933AAKKkac


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: PHÉP NÓI VÀ VIẾT HỎI NGÃ
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 4 2011, 23:44
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator
Hình đại diện của thành viên

Tuổi: 42
Sinh nhật: 22-09-1982
Ngày tham gia: 01 Tháng 1 2008, 02:07
Bài viết: 998
Quốc gia: United States (us)
PHÉP NÓI VÀ VIẾT HỎI NGÃ

Hồ Hữu Tường soạn

Phân nửa người Việt Nam, từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngã, nói và viết rất đúng, còn một phân nửa, từ Nghệ, Tịnh trở vào, nói không phân biệt hai thanh này và viết rất lầm.
Sự trộn lộn hai thanh này thành một sẽ là một việc làm cho tiếng Việt nghèo nàn thêm, vàlàm cho lắm câu thành tối nghĩạ Người có ý thức không ai dám chủ trương một việc nông nổi như vậỵ Mà phân biệt hai thanh, khi nói và viết, đối với người đàng trong, là một một vấn đề to: vấn đề hỏi ngã

Mấy năm nay, đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề này vàđưa ra một luật, mà chúng tôi xin gọi là luật Nguyễn Đình, để nhắc nhở người đã nêu nó ra trước nhất. Cái hay - và cũng là cái dở - của luật Nguyễn Đình là để cho người đã khá giỏi tiếng Việt dùng được mà thôị Đối với kẻ thiếu học, thì công dụng của nó rất ít.
Lại giá trị của luật ấy chỉ ở trong phạm vi chính tả. Người đàng trong, dầu cho đã thạo rồi, cũng không sao nói đúng được.
Muốn giải quyết đến cội rễ vấn đề này, ta hãy nghĩ xem: tại sao người đàng ngoài, dầu chẳng biết luật Nguyễn Đình, vẫn nói đúng va viết đúng hỏi ngã? Ấy bởi vì từ thuở mới học nói, họ đã nghe chung quanh họ, hai thanh này phân biệt rõ ràng. Vậy phương pháp của âm học, đối với mỗi người, và áp dụng cho tất cả, sẽ thành phương pháo giải quyết được vấn đề đến triệt để.
Dầu ta có thạo thông lệ này, hay thông lệ nọ, mà ta nói vẫn sau, thì trẻ em nghe ta nói sai, sẽ nói sai, ắt là vấn đề hãy còn mãị
Việc đánh dấu đúng, tuy là cần chỉ là gáo nước để tưới trận lửa to, làm sao mà trừ đám cháy được? Còn nếu ta nhờ các thông lệ làm phương tiện riêng để phân biệt hỏi, ngã, hầu nói đúng, thì thế hệ sau nghe ta nói đúng, sẽ nói đúng. Rồi ít lâu, ở toàn cõi Việt Nam, sẽ không còn vấn đề nàỵ
Chúng tôi soạn tập sách vấn đề giải quyết vấn đề hỏi ngã. Khi ai nấy đã nói đúng và viết đúng cả rồi, vấn đề sẽ không còn, sách sẽ hết cần, hóa thành vô dụng. Nên lòng cầu nguyện là được một ngày gần đây, sách sẽ không được dùng nữa, và chỉ dành cho những kẻ khảo cứu tài liệu lịch sử xem chơi mà thôị



­­TÍNH CÁCH ÂM HỌC CỦA HAI THANH HỎI NGÃ[/b­­­]
­

1. Tiếng Việt là tiếng có nhiều thanh, hơn cả tiếng Tàụ Những thanh này chia làm hai loại: loại thanh thuần là loại thanh biến.

2. Thanh thuần là những thanh có một tính cách đơn thuần, và giữ mãi tính cách ấy từ đầu đến cuối:

Những tiếng luôn luôn giọng ngang nhau, mà ta thường viết không dấu
Những tiếng luôn luôn giọng cất cao lên, mà ta có thể viết không dấu hoặc phải viết với dấus sắc
Những tiếng luôn luôn giọng kéo dài xuống, mà ta phải viết với dấu huyền
Những tiếng giọng rớt xuống rồi dừng liền, mà ta phải viết dấu nặng
Ở khắp cõi Việt Nam, ai cũng nói được và tất nhiên, viết đúng bốn thanh thuần này

3. Những thanh biến không giữ mãi một tính cách. Khi phát tiếng ra thì, ban đầu theo tính cách này, rồi biến liền sang tính cách khác:

Hoặc mới phát ra, giọng đưa lên, rồi biến thành đưa xuống: ấy là những tiếng phải đánh dấu hỏi
Hoặc mới phát ra, giọng cho xuống rồi biến thành đưa lên: ấy là những tiếng phải đánh dấu ngã
Những người từ Thanh Hoá trở ra, đều phân biệt được như vậỵ Bởi vì, khi nói, họ để luồng hơi ra lâu, có thời giờ mà biến thanh rõ ràng được. Những người từ Nghệ, Tịnh trở vào, đều nói không được. Bởi vì, khi nói, họ cho luồng hơi qua mau quá,không có thời giờ mà biến thanh cho kịp.

4. Tuy người đàng ngoài nói đúng hỏi, ngã, song không phải ở địa phương nào cũng nói y như nhaụ

Ví dụ như nói dấu hỏị Có nơi thì nói phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng xuống ít. Có nơi thì trái lại, đưa giọng lên ít, đưa giọng xuống nhiềụ Vì vậy mà mỗi vùng có giọng đặc biệt của mình. Nhưng dầu thế nào, vẫn theo đúng tuần tự lên xuống.
Còn như nói dấu ngã, thì cũng vậỵ Có nơi đưa giọng xuống nhiều, giọng lên ít. Có nơi đưa giọng xuống ít, giọng lên nhiềụ Bởi thế mà mỗi vùng có đặc biệt của mình. Nhưng dầu thế nào vẫn nói đúng theo tuần tự xuống lên.
Nói tóm lại, bất cứ giọng địa phương nào, hỏi ấy là lên rồi xuống và ngã ấy là xuống rồi lên. Dựa vào thời gian làm thứ nguyên để lộ cách biến chuyển của hai thanh ấy thế nào, chúng ta thấy hai thanh ấy biến theo hai chiều nghịch nhau luôn.

5. Vậy, muốn nói được rõ ràng hỏi, ngã, tất phải theo cho đủ hai điều kiện này

Nói cho luồng hơi ra vừa lâu, đủ thời giờ để ta chuyển thanh
Phải chuyển thanh đúng theo mỗi loại: gặp hỏi trước cho lên, rồi mới xuống; gặp ngã trước cho xuống, rồi mới cất lên
Nếu theo đúng như trên, thì nói, đọc hỏi ngã sẽ không còn khó khăn gì cả


[b]HAI BỰC BỔNG, TRẦM



6. Sáu thanh trước có thể sắp vào hai bực bổng, trầm tuỳ theo sự phát âm cao hay thấp

Bực bổng gồm những tiếng không phải đánh dấu, hoặc phải đánh dấu sắc, dấu hỏị

Bực trầm gồm những tiếng phải đánh dấu nặng, dấu huyền, dấu ngã. Trong hình vẽ, ta ghi bằng những lằn ở dưới lằn phẳng.

Vậy về mặt tương đối, hỏi và ngã khác nhau, vì thuộc vào hai bực khác nhaụ Hỏi thuộc về loại bổng. Ngã thuộc về loại trầm

7. Vậy ta dựa vào độ cao thấp của mỗi tiếng làm thứ nguyên để ghi hai thanh hỏi, ngã, chúng ta thấy rằng hai thanh ấy ở vào hai vị trí đối nhaụ


Hỏi là thanh cao, ở vào bực bổng
Ngã là thanh thấp, ở vào bực trầm


Ở nhiều địa phương, có ngườinói hay kéo dàị Họ nói hỏi, mà kéo xuống nhiều quá, nghe như xuống đến bực trầm. Hoặc họ nói ngã, mà kéo lên nhiều quá, nghe như vượt lên bực bổng. Tuy vậy, phần căn bản vẫn ở đúng vị trí của nó.

8. Hai phương diện nhận xét, hoặc do theo cách biến chuyển của mỗi thanh, hoặc do theo bực cao thấp, có thể nào tương phản nhau chăng?

Không

Thanh hỏi ở vào bực bổng và là một thanh biến. Đã cất giọng lên rồi mà phải biến, nếu còn càng cất cao lên nữa, thì là thanh sắc, nên phải hạ giọng xuống mới ra một giọng khác hơn là sắc.

Thanh ngã ở vào bực trầm và là một thanh biến. Đã rớt giọng xuống rồi, mà phải biến, nếu còn càng cho rớt nữa, thì lại là thanh nặng; nên phải cất giọng lên lại mới ra một giọng khác hơn là nặng.

Vậy ở vào bực trầm mà biến đi, thì phải theo tuần tự xuống lên

9. Xét hai hiện tượng tên, ta thấy rằng cách biến của mỗi thanh tùy theo vị trí của thanh nàỵ Vậy có thể lấy vị trí của thanh mà làm cái định nghĩa đầy đủ của nó.

Thanh hỏi là một thanh biến ở vào bực bổng
Thanh ngã là một thanh biến ở vào bực trầm



MUỐN NÓI ĐƯỢC HỎI, NGÃ


10. Sự phân tích ở trước đã chỉ rằng hai thanh hỏi, ngã khác nhau như hai điệu nhạc. Vì vậy mà muốn nói được hai thanh này, chúng ta phải tập như là tập hát hai điệu nhạc khác nhaụ Và phép tập nói, được trình bày ở đây, cũng phỏng theo phép tập hát.

11. Bắt đầu, phải tập nghẹ Trẻ con ở đàng ngoài, vừa mới nhớm có trí khôn, là đã nghe thật lâu, rồi mới bập bẹ vài lờị Và bởi chúng nó biết nghe phân biệt hỏi, ngã, mà chúng nó nói được rõ ràng.
Người học hát cũng thế. Lỗ tai của họ đã quen một điệu hát, biết phân biệt điệu hát của mình học, trong muôn điệu, thì mới có thể hát đúng được.
Khi ta tập nghe, tất nhiên phải nghe những người nói đúng, nhất là những trẻ con đàng ngoài, vì tiếng nói của chúng nó trong trẻo hơn. Khi chúng nó nói mau, mà ta phân biệt kịp được tiếng nào thanh hỏi, tiếng nào thanh ngã, ấy là phần thứ nhất đã xong rồị

12. Kế đến tập nóị Khi lỗ tai đã quen rồi, thì tất nhiên miệng nói theo ý được. Ban đầu còn ngượng chút ít. Nhưng việc biến thanh không phải là khó, đối với kẻ biết lên giọng xuống giọng. Nên cẩn thận nơi tuần tự trước sau, như đã bày ở trước.
Cũng nên lấy tay mà vẽ trên không lằn cong mô tả sự lên giọng, xuống giọng, giống như người chỉ huy cuộc hoà nhạc ra dấu vậỵ Cách thực tiễn này, nếu được các nhà giáo áp dụng ở nhà trường, sẽ đem lại mau lẹ những thành tích tốt đẹp.

13. Sau là phải luôn luôn thực hành. Nói chuyện với người đàng ngoài phân biệt hỏi, ngã đã đành, mà nói với ai cũng giữ cho nghiêm nhặt, chẳng cho saị Lại cũng nên dùng mọi phương pháp để cho chung quanh mình, ai nấy đều nói phân biệt hỏi, ngã. Ở nhà trường, các nhà giáo phải nghiêm khắc. Ở sân khấu, các diễn giả phải thận trọng cách phát ngôn. Ở diễn đàn, mọi người phải tập nói trúng.... Thì lần lần, phong trào lan rộng, sẽ lôi cuốn được số đông theọ

14. Chừng ấy, mỗi người đều nghe chung quanh mình phân biệt rõ ràng, sẽ xem việc nói cẩu thả của mình như là một việc nới đớt. Rồi sẽ xấu hổ, tự chữạ Lại gặp hoàn cảnh thuận tiện để chữa được vì có khác nào trẻ con ở đàng ngoài, đã nghe mọi người nói phân biệt, ắt sẽ nói phân biệt dễ dàng.
Rồi một thế hệ sau, khi mỗi người đã phân biệt hẳn hoi rồi, thì tình trạng ngày nay chỉ có ở đàng ngoài, sẽ được phổ cập toàn cõi Việt Nam. Vấn đề hỏi ngã sẽ giải quyết xong rồi vậỵ

15. Nhưng trước khi đến được tình trạng đẹp đẽ ấy, phải trải qua một hồi quá độ Ấy là lúc mọi người biết cách nói và nói được, viết được hỏi, ngã, nhưng hãy còn chưa thuần thục và tự nhiên được như người đàng ngoàị Gặp một tiếng, thuộc về loại các thanh biến, không biết nó là thanh nào, hỏi hay là ngã. Vậy làm sao mà nói đúng, viết đúng được? Nói cách khác, thì đâu là phương pháp để phân biệt tiếng ấy có thanh hỏi hay ngã. Chúng ta sẽ có trả lời ở phần sau nàỵ

LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC
TIẾNG NÀO HỎI TIẾNG NÀO NGÃ

Phương Pháp Tự Nhiên


16. Khi ta biết cách nói rồi, muốn có thể phân biệt tiếng nào hỏi, tiếng nào ngã, thì nên theo phương pháp tự nhiên hơn hết, là học
Phương pháp này đã đem lại những công hiệu rõ ràng. Nhiều người ngoại quốc, tuy nói tiếng Việt rất khó khăn, song đã chịu khó học cẩn thận rồi, thì nói, viết rất đúng hỏi ngã. Nhiều người đàng trong, chịu khó học, cũng nói được viết đúng như người đàng ngoàị
Mà bằng chứng đích xác hơn hết là, cả một cõi Bắc Việt, ai cũng nói đúng nhờ học từ thuở bé ở nơi chung quanh mình.

17. Cái may của người đàng ngoài, là sự học này là một cái học thường xuyên, trong mỗi lúc nghe nói, trong mỗi lúc nói, mà người học thấy cực nhọc hay để tí công cố gắng nàọ Chung quanh mình, cha, mẹ, anh, chị, bè, bạn, lối xốm, thảy là người thầy sẵn sàng dạy mình, và lại những ngưòi thầy dạy đúng phương pháp tự nhiên. Kết quả là lên năm, lên sáu tuổi, đứa bé đã học xong rồi, đến trường khỏi phải trở lại vấn đề
Cái rủi của người đàng trong là không có trường học tự nhiên ấỵ Ngay nhà trường cũng vẫn là một lớp học thiếu sót về vấn đề nàỵ Thầy giáo nào có công, cũng chỉ dfạy cho học trò đánh dấu đúng, khi viết. Chúng tôi chưa hề gặp một thầy giáo nào ở đàng trong đã dạy học trò nói thanh ngã, thanh hỏi bao giờ. Và cũng chớ nên trách họ, vì chính họ còn chưa nói được thay!

18. Vậy cần phải học, tuy trong những điều kiện khắt khe hơn, nhưng phải cố tìm tạo ra một hoàn cảnh gần như tự nhiên, và dõi theo một phương pháp tự nhiên.
Hoàn cảnh ấy, là một nhóm người biết cố gắng nói đúng, viết đúng hỏi, ngã. Phương pháp ấy, là nên học thuộc lòng, không khác nào trẻ con mới học nói phải thuộc tiếng mới, không khác nào người ngoại quốc học nói phải học thuộc tiếng lạ

Trong khi nói chuyện, nếu phải dừng trước một tiếng để suy nghĩ nên nói thanh nào, thì làm sao cho lời được suôn, lại còn nói chi đến việc trổ tài hùng biện? Trong khi viết, nếu phải dừng mỗi lúc để suy nghĩ nên đánh dấu nào, thì làm sao chép kịp lời của người, hay ghi cho kịp nguồn hứng của mình?

19. Học phải chọn sách. Học về hỏi, ngã, không có gì qua từ điển, tự điển, tự vị Những người có tiếng là viết đúng chính tả, như Phan Khôi, Phan Văn Hùm, thường thú nhận rằng không có dụng cụ nào hơn là tự điển để tra cứu, mỗi lần trí nhớ của họ hơi lờ mờ
Ngày nay, những từ điển, lấy tiếng Việt làm nền để cắt nghĩa và điển chế tiếng Việt, thật là khó tìm. Một vài quyển hãy còn lưu hành, nhưng lại rất cẩu thả về vấn đề chính tả.

20. Học trong tự điển là một việc rất mau chán. Vì vậy mà cần có một lối học mau lẹ, lại có nhiều kết quả.
Lối học thực tiễn này dựa vào những nhận xét sau đây:

Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngã. Vậy ta học trước hết những tiếng thanh ngã, ắt ít tốn công hơn. Còn tất cả những tiếng nào thừa lại, là to cho thanh hỏị Dựa theo sự nhận xét này, chúng tôi trích đăng ở phần phụ lục một bảng kể những tiếng thanh ngã để cho tiện việc học thuộc lòng.

Trí nhớ muốn được chắc chắn, cần nên vận dụng tất cả các cơ quan, tai nghe, mắt nhìn, tay viết. Phần lỗ tai đã được chú trọng rồị Còn nên cho quen mắt, bằng cách đọc kỹ và nhiều những sách đánh dấu đúng, những bản viết tay đánh dấu đúng. Và nhất là tập đánh dấu cho quen mắt, quan tay như người đàng ngoài, dấu hỏi rõ ràng vẽ hình kéo xuống, sau khi đã vòng tròn, dấu ngã rõ ràng kéo lên, sau khi đã vòng tròn. Tay, mắt, tai hiệp nahu làm cho phần máy móc của trí nhớ được vận dụng đầy đủ, thì sự nhớ càng chắc.

Rồi cũng phải làm cho phần thông minh của trí nhớ làm việc, để tập luyện và để củng cố những điều đã học được với một cách máy móc. Vậy cần phải suy nghĩ, để tìm cái lý của sự việc (nghĩa là cái lẽ vì sao phải đánh dấu ngã) và những liên quan của các việc. Đây là một công cuộc đòi lắm hiểu biết. Vậy xin xét ở chương sau.

Phương Pháp Bác Học


21. Phương pháp bác học này đòi hỏi nhiều hiểu biết về ngữ âm học, để áp dụng những định luật sự biến di của âm thanh, và về từ nguyên học, để tìm tòi gốc rễ của mỗi tiếng.
Ngữ âm học và từ nguyên học là hai khoa rất khó. Ở Âu Mỹ, vào trường đại học, người ta mới khởi sự cho học các khoa này, còn từ bực trung học trở xuống, chỉ nói cho biết thoáng qua thôị Mà khi đã học xong rồi, phải có óc tìm tòi, khiến suy diễn mới tự mình khảo cứu thêm được. Vì vậy mà phương pháp bác học được nhắc đến sau đây không phải để cho ai cũng dùng được.

22. Đối với tiếng Việt, hai định luật sau đây của ngữ âm học giúp cho chúng ta rọi nhiều tia sáng và vấn đề hỏi ngã:

Những âm thanh thường có xu hướng có gần tính chất với những âm thanh đi cặp với mình. Ấy là luật thuận thinh âm

Những âm thanh thường biến chuyển ra những âm, thanh có gần tính chất với mình.

Ở đây không phải là để khảo cứu về ngữ âm học, nên xin phép không dừng lâu nơi hai luật này, mà chỉ áp dụng chúng nó vào vấn đề hỏi ngã mà thôị

23. Do theo sự khảo cứu ở phần thứ nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực bổng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh hỏi, ngang, và sắc là những thanh gần tính chất với nó. Ví dụ như:

Hỏi đi cặp với hỏi: bẩn thỉu, mỏng mảnh

Hỏi đi cặp với ngang: thẩn thơ, mơn mởn

Hỏi đi cặp với sắc: khỏe khoắn, lấp lửng

Còn thanh ngã ở vào bực trầm, gần với những thanh huyền, nặng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh ngã, huyền,nặng là những thanh có gần tính chất với nó. Ví dụ như:

Ngã đi cặp với ngã: bãi hãi, lẽo đẽo

Ngã đi cặp với huyền: bão bùng, hiền ngõ

Ngã đi cặp với nặng: nhão nhẹt, chậm rãi

24. Nếu đảo ngược tính cách trên, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có thanh ngã (luật Nguyễn Đình)

Tiếng có thanh ngã là những tiếng đi cặp với tiếng thanh ngã, nặng hay huyền

25. Tuy nhiên, thông lệ này có rất nhiều ngoại lệ Trong bảng phụ lục sau đây, chúng tôi đánh dấu sao ( ) những tiếp cặp nào ở ngoài lệ nàỵ Độc giả sẽ thấy rằng số ấy không phải là ít, và phương pháp bác học, tuy đòi hỏi rất nhiều hiểu biết và suy nghĩ, vẫn không bằng phương pháp tự nhiên

26. Khoa từ nguyên học, áp dụng vào tiếng Việt, cho ta biết rằng những tiếng họ hàng, hoặc biến chuyển ra, thường có những thanh gần với thanh cội rễ.

Như ba thanh ngang, sắc, hỏi biến chuyển qua lại với nhau. Ví dụ: chưạ..chửa; miếng...miểng; cảnh...kiếng; chẳng...chăng; thể...thế
Còn ba thanh huyền, nặng, ngã, biến chuyển qua lại với nhaụ Ví dụ: rồị..rỗi, chậm...chẫm; cữụ..cậu; lỡ ... lợ; cũng....cùng.

27. Nếu đảo ngược tính cách này, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có thanh ngã

Tiếng có thanh ngã là những tiếng do tiếng thanh ngã, nặng, huyền biến chuyển ra

28. Ngoài ra còn những tiếng Hán Việt mà cách phát thanh theo những định luật phiền tạp, và sự áp dụng các định luật ấy chưa chắc gì đơn giản hơn là theo phương pháp tự nhiên là học ngay cho thuộc lòng. Lại các định luật này có rất nhiều ngoại lệ, mà nhớ cho được và cho đủ, cũng cần phải học thuộc lòng. Vậy thì, làm thế nào, vẫn khó tìm một phương pháp, duy lý dễ dàng, cho vừa tầm thực dụng của bình dân

Tốt hơn là dùng phương pháp tự nhiên, đã dễ dàng, còn đem lại nhiều thành tích tốt đẹp

29. Tuy vậy, những định luật kể trên vẫn có giá trị là những kim chỉ nam cho những nhà khảo cứu, để tìm tòi chính tả và điển chế tiếng Việt. Giá trị của nó là giá trị của một phương pháp bác học, và chỉ có giá trị ấy trong địa hạt của khảo cứụ Cố đem ra ngoài địa hạt ấy và biên thành những thông lệ thực tiễn, chưa ắt là hạp với kinh nghiệm của khoa sư phạm.

Trái lại, nếu ta đã dùng phương pháp tự nhiên mà học thuộc lòng rồi, lại áp dụng thêm phương pháp bác học để khảo chính và củng cố trong trí nhớ những điều đã học được, thì là một việc thêm haỵ

30. Đặc sắc của khoa học không phải là dừng nơi một phát kiến nào, mà ở nơi sự tìm tòi và phát kiếm thêm mãị Vấn đề hỏi ngã không phải ở trọn trong luật Nguyễn Đình và luật tứ thinh

Đứng vào một sở cậy khác, rọi một nhấn quang khác, chắc chắn sẽ tìm thấy việc khác có thể giúp cho ta hiểu rõ thêm vấn đề.

Như có người (Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Thế Lữ...và chúng tôi) nghĩ rằng tiếng Việt nam là một tiếng "nhạc ý" (nghĩa là dùng âm thanh cao, thấp, dài, ngắn mà diễn ý), khác hơn tiếng Tàu là một tiếng "hội ý" (nghĩa là dùng nét vẽ mà tượng ý). Thế thì, hỏi hay ngã, tất phải có quan hệ với ý của tiếng dùng. Nhắc đến giả thuyết này, chúng tôi chỉ có ý mách rằng có thể khảo cứu và suy luận thêm về vấn đề hỏi ngã, chớ chưa định ý lập một cái luật nào mớị

31. Độc giả nên nghiên cứu bằng thuật dùng thẻ (fiche). Thẻ ấy là những mảnh giấy rời nhỏ. Trên mỗi thẻ, ta nêu to một tiếng dấu ngã, kế đến những điều gì mà ta cần chép để nhớ (nghĩa tiếng, gốc tiếng, luật về ngữ âm học) và những nhận xét hay giả thuyết riêng của tạ Khi có đủ bộ rồi, ta chịu khó quy nạp những nhận xét, biết đâu ta chẳng tìm được cái gì hay đẹp về vấn đề?

Bài Đọc Thêm


Chữ Hán:

Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Ðiều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Ðến thế ký VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

Chữ Nôm:

Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Ðến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.

Chữ Quốc Ngữ hiện nay:

Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Ðặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 5 2011, 22:59
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 52
Sinh nhật: 05-09-1972
Ngày tham gia: 22 Tháng 7 2008, 07:30
Bài viết: 1164
Quốc gia: Vietnam (vn)
Ặc ặc! Tui là chiên gia viết sai chính tả, nhất là bỏ dấu hỏi ngã. Tính vô đọc bài nầy để biết bỏ sao cho đúng. E hèm! Đọc xong chẳng những bí lù mà còn muốn tẩu hỏa nhập ma luôn. Hu hu!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 18 Tháng 2 2013, 20:15
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 74
Sinh nhật: 00-00-1950
Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07
Bài viết: 287
Quốc gia: Vietnam (vn)
binhquan {L_WROTE}:
Tôi cũng chuyên bỏ dấu hỏi ngã sai tùm lum, chắc phải học thuộc lòng bài nầy quá. Cám ơn anh tranbc!

BQ ơi, tui nghiệm kỹ rồi: có một "mánh" để ít sai dấu hỏi/ngã là chỉ bỏ dấu hỏi hoặc dấu ngã cho tất cả các chữ có dấu hỏi/ngã. Vậy là đúng được khoảng 50%. Còn bỏ dấu hỏi cho chữ này, bỏ dấu ngã cho chữ kia sẽ rất nguy vì lơ mơ là sẽ sai trên 50%. :mozilla_tongueout: (Vụ này nói đùa 50% đó nha bạn) :rollin:

Nói thiệt với bà con, có những từ tôi phân biệt hỏi ngã, phân biệt chính tả rất chính xác vì... có tật... để ý kỹ. Nhưng có những từ rất thông thường mà mỗi lần gặp là mỗi lần tôi... sựng lại, là phải tra lại hay hỏi vài người cho chắc (chắc do lẩm cẩm mà ra?), chẳng hạn như mỉm trong "mỉm cười". (Hôm nay kể cho bà con nghe để sau này không sựng lại nữa)
Gì thì gì... khi mình viết đúng mà có người sửa lại thành sai thì thiệt là tức anh ách, đúng hông bà con?


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NT2 - Re: Hỏi Ngã
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 2 2013, 22:53
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 71
Sinh nhật: 18-01-1953
Ngày tham gia: 01 Tháng 7 2007, 00:24
Bài viết: 754
Quốc gia: United States (us)
Sáng nay vào DĐ đọc lại bài nói về luật Hỏi -Ngã trong tiềng Việt. Thật sự, Tôi cũng lúng túng và lắm lúc cũng viết sai chữ ( chánh tả ).

Xin góp vài ý luợm lặt được về chữ.
- GI hay D hoặc R.
Tôi thấy có như thế nầy : Xóm giềng = Xóm diềng =Xóm riềng.
Mưa rào = Mưa dào........

Một số từ kép ( ghép ) như : Tre pheo ,chim chóc ,chó má, heo cúi....,cho rằng Pheo,Chóc,Má,Cúi.. không có nghĩa (?)
Thật ra các chữ ấy có nhgĩa :
Pheo = Tre ( Tiếng Mường, Tôi gọi là tiếng Việt cổ )
Chóc = Chim ( như trên)
Má = Chó ( như trên )
Cúi = heo (như trên ).

Trong Bạch Vân Quốc ngữ thi ( bài số 35 )có dùng chữ Pheo:

Bến nguyệt, thuyền kề hai bãi mía
Am mây cửa khép một cần pheo
Cá tôm tối chác bên kia bến
Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo.

******
Nhân đây chúc tất cả moị người Năm Mới : Bình An , May mắn , Sức khỏe , Hạnh phúc.
Thân mến
NT2


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 21 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3  Trang kế tiếp

» Hỏi Ngã «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 0 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và không có vị khách nào
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu