Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 26 Tháng 11 2024, 08:40
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Nếm trái đắng! «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1136 | Trả lời: 2)
Tiêu đề bài viết: Nếm trái đắng!
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 12 2009, 05:58
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 38
Sinh nhật: 05-05-1986
Ngày tham gia: 27 Tháng 8 2009, 01:18
Bài viết: 60
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Sau một thời gian dài ngược đãi thiên nhiên, đã đến lúc con người nhận lại cho mình trái đắng hậu quả: có nơi hạn hán khô kiệt đến giọt nước cuối cùng, có nơi khốn khổ với những trận lụt ngập ngụa; động đất ngày càng chết chóc nhiều hơn, bão lũ càng lúc càng khốc liệt hơn…


Một hố sâu tan chảy trên bề mặt dòng sông băng Humboldt ở Greenland. Ảnh chụp ngày 31-7-2009. (Ảnh: Telegraph)
Hình ảnh

Ảnh chụp trên không của hồ Curuai ở Para, Brazil vào ngày 27-10-2005. Một trong những trận hạn hán kinh hoàng nhất tại lưu vực sông Amazon hiện đang tàn phá dữ dội khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới này. (Ảnh: Telegraph).
Hình ảnh

Gia súc chen chân trú ẩn trên những hòn đảo nhỏ ở bang Bihar, Ấn Độ trong khi nước lũ hung hãn bao quanh vào ngày 7-9-2008. Lúc đó đã có hơn 1 triệu người phải di tản. (Ảnh: Telegraph).
Hình ảnh

Một phụ nữ Ấn Độ đội nước uống đi xuyên qua lòng hồ Osman Sagar đã cạn kiệt đến giọt nước cuối cùng ở khu ngoại ô Hyderabad. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Người đàn ông Pakistan này nằm ngủ ngay trên băng ghế giữa dòng nước lụt sau trận mưa như trút nước ở Lahore ngày 12-7-2008. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Con sóng khổng lồ tấn công cảng Boulogne-sur-Mer (Pháp) ngày 12-3-2008. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Một người đánh cá giăng lưới ở sông băng Ice Fjord của vùng Ilulissat, Greenland ngày 3-7-2009. Dòng sông băng này từ lâu đã trở thành biểu tượng minh chứng cho sự biến đổi khí hậu. Trong vòng 4 năm ngắn ngủi (2001-2005), 94km² bề mặt băng toàn khu vực đã biến mất do hiện tượng nóng lên toàn cầu. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Hàng ngàn xe taxi cũ bị vứt bỏ ở một khoảnh đất ngay tại trung tâm thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 4-3-2009. Tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí trở nên cực kỳ tồi tệ khi mà ngày càng nhiều người có đủ tiền mua xe hơi chạy. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Đám đông người chạy xe máy ken dày ở một giao lộ trong giờ cao điểm tại Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) vào ngày 29-10-2009. Có khoảng 8,8 triệu xe máy và 4,8 triệu xe hơi hiện diện trên đường phố Đài Loan.
Gần như toàn bộ phương tiện giao thông và cư dân Đài Loan nhồi nhét trên một diện tích chỉ khoảng 1/3 toàn đảo. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh

Người đi xe máy vật lộn với những đám bụi dày đặc trên đường phố ở Hợp Phì, phía đông tỉnh An Huy (Trung Quốc) ngày 25-11-2009. Gần đây, Trung Quốc nhấn mạnh sẽ nỗ lực hơn nữa để cải thiện những con đường ô nhiễm của nước này. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Hơn 30.000 người đi xe đạp ở Hungary trong một cuộc biểu tình vì môi trường ở vườn Varosliget của thủ đô Budapest hôm 19-4-2009. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Những người tình nguyện cố dọn dẹp đập nước Vacha gần thị trấn Krichim ở Bulgaria ngày 25-4-2009. Từ lâu, con đập này đã bị bịt kín bởi vô số chai nhựa và đủ thứ rác rến nổi lềnh bềnh. (Ảnh: AFP).
Hình ảnh

Một đứa bé chạy qua một bãi chai nhựa bỏ đi ở làng Dhanas, ngoại ô thành phố Chandigarh (phía bắc Ấn Độ) vào ngày 21-9-2009. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh

Tảo lam bành trướng suốt dọc dài ven biển thành phố Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) hôm 24-6-2008. Thanh Đảo là thành phố từng tổ chức môn đua thuyền ở Olympic 2008. (Ảnh: Telegraph)
Hình ảnh

Thác nước Iguazu nhìn từ phía Brazil hôm 7-5-2009. Một trận hạn hán dữ dội ở Brazil đã vắt kiệt gần 2/3 lượng nước thông thường của quần thể thác hình móng ngựa này. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Toàn cảnh đầm nước Mediano ở tỉnh Huesca (Tây Ban Nha) ngày 16-4-2008. Viện Khí tượng quốc gia Tây Ban Nha cho biết nước này đã phải chịu trận thiếu nước trong thời gian từ tháng 10-2007 đến tháng 4-2008 khi mà lượng mưa giảm đến 40%. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Hồ chứa Barros de Luna ở tỉnh Leon, miền Bắc Tây Ban Nha hôm 3-11-2009. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh

Một cậu nhóc xách theo chai nhựa đựng đầy nước sông khi cậu cùng bạn bè đến trường học ở Kenya hôm 17-8-2009. Hạn hán xảy ra quá thường xuyên đã đẩy rất nhiều gia đình ở nông thôn Kenya đến nương náu trong các khu ổ chuột chật chội. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Lính cứu hỏa chiến đấu với một trận hỏa hoạn gần làng Andritsena trên bán đảo Peloponnese ngày 27-8-2007. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Một con kangaroo chết cháy nằm bên ngoài một khu vực bị thiêu rụi cạnh đường cao tốc Hume gần vùng Seymour (cách Melbourne khoảng 100km về phía bắc) hôm 9-2-2009. Những trận cháy rừng khủng khiếp tại Úc thời gian đó đã giết chết ít nhất 131 người. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Tấm hình này chụp ngày 13-10-2009 khi một ngư dân đi xuyên qua khu rừng đang chết dần chết mòn ở vùng Pangkalan Bunut, tỉnh Riau (Indonesia). Các tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực hết mình để cứu lấy một trong những khu rừng nhiệt đới cuối cùng trên đảo Sumatra. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Rừng mưa nhiệt đới Amazon lớn nhất thế giới được cho là nơi sinh sống của ít nhất 30% tổng số các loài thực vật và động vật trên hành tinh chúng ta. Hầu hết trong số đó vẫn chưa được phân loại.

Thế nhưng giờ đây, dưới sức tàn phá của dân khai thác gỗ, khu rừng khổng lồ đang co rút lại một cách kinh hoàng: cứ mỗi phút trôi qua lại có diện tích rừng bằng khoảng 6 sân bóng đá bị triệt hạ. (Ảnh: AP)
Hình ảnh

Ô nhiễm từ máy bay chiếm khoảng 3% - 4% tổng lượng ô nhiễm môi trường. Dự đoán, việc đi lại bằng máy bay sẽ tăng đáng kể trong tương lai. (Ảnh: Getty Images)
Hình ảnh

Những tảng băng trôi liên tục vỡ ra trên dòng sông băng Perito Moreno ở Patagonia (Argentina) ngay trong mùa đông lạnh giá của nam bán cầu. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh

Một người kéo đò 3 chiếc quan tài rỗng giữa dòng nước lũ bên rìa hồ Laguna ở phía đông Manila (Philippines) hôm 8-10-2009. Lũ lụt đã cướp đi tính mạng 298 người và nhấn chìm 80% diện tích của thành phố thủ đô này. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Khách sạn Chin shuai đổ nhào trước sự tấn công của nước lũ trong trận bão Morakot ở Chihpen (Đài Trung, Đài Loan) hôm 9-8-2009. (Ảnh: AFP)
Hình ảnh

Tổng hợp từ báo Người Lao Động.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đã đặt cả nhân loại vào một thách thức cực lớn


Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Nếm trái đắng!
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 12 2009, 01:46
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 38
Sinh nhật: 05-05-1986
Ngày tham gia: 27 Tháng 8 2009, 01:18
Bài viết: 60
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Sử dụng hiệu quả năng lượng là góp phần chống biến đổi khí hậu

Trong không ít giải pháp để ứng phó với hiện tượng thay đổi khí hậu, người ta thường nhắc đến các giải pháp cắt giảm và tiết kiệm tiêu thụ năng lượng. Hiệu quả năng lượng giờ đây đang trở thành trọng tâm của vấn đề.

Mục tiêu của hiệu quả năng lượng là nhằm sản xuất ra một lượng của cải vật chất hay đáp ứng như cầu như nhau, nhưng sử dụng năng lượng hiện có ở mức tối thiểu đồng thời mang lại hiệu quả nhất, trước khi nghĩ tới các nguồn năng lượng thay thế khác. Cho đến giờ, phát triển kinh tế cộng với đà gia tăng dân số đang tăng tỷ lệ thuận với việc tiêu thụ năng lượng, buộc tất cả các nước đều phải nghĩ tới sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng của mình. Điều này liên quan đến nguyên vật liệu cơ bản của năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, ánh sáng mặt trời hay thủy năng…, sau đó được chuyển hóa thành điện năng hay lực cơ học.

Việc tiết kiệm năng lượng có thể thực hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển, từ quy mô công nghiệp đến gia đình. Dưới đây là một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong một số lĩnh vực: Trong lĩnh vực công nghiệp: Không phải đến bây giờ sản xuất công nghiệp mới tính đến hiệu quả năng lượng. Ngay từ khi xảy ra cơn sốc dầu mỏ năm 1973, phần lớn các ngành công nghiệp đều đã nghĩ tới việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng để tối ưu hóa hiệu quả kinh tế. Các ngành công nghiệp đã mau tập trung đầu tư trang thiết bị cho năng suất cao, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu để hạ thấp giá thành. Trong các công trình dân dụng: Mục tiêu là làm thế nào để các công trình đó tiêu thụ năng lượng ít nhất có thể, đồng thời sử dụng tối đa năng lượng tái tạo. Chẳng hạn như trong xây dựng, người ta cố gắng hướng các công trình sao cho các phòng được sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời theo cách tự nhiên nhiều nhất.

Các loại vật liệu nhằm tiết kiệm năng lượng cũng được tính đến. Giải pháp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà để thu năng lượng mặt trời sưởi ấm trực tiếp cho ngôi nhà cũng đang là hướng phổ biến. Một khi bên trong nhà đã được sưởi ấm, cần phải tính đến việc lựa chọn nguyên liệu cách nhiệt để làm sao nhiệt lượng sử dụng bị thất thoát ít nhất. Cuối cùng là ở sinh hoạt bên trong mỗi ngôi nhà, phải làm sao để việc tiêu thụ năng lượng của các thiết bị gia dụng phải được hạn chế tối đa.Ở đây các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên tưởng như rất nhỏ nhưng lại rất hữu ích, như tắt điện mỗi khi ra ngoài, sử dụng các lọai bóng đèn tiết kiệm, không để đồ ăn còn nóng vào tủ lạnh...

Những cử chỉ nhỏ như vậy hoàn toàn không khó khăn gì nhưng lại có thể mang lại lợi ích rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng. Trong các sản phẩm tiêu thụ: Giờ đây khi đi mua sắm đồ gia dụng, người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm mang nhãn hiệu xác nhận mức độ tiêu thụ năng lượng và tác động đến môi trường của sản phẩm. Những sản phẩm "xanh" đều đã được sản xuất theo quy trình có tôn trọng môi trường. Việc lựa chọn của mỗi người tùy thuộc vào nhận thức đối với môi trường sống của chúng ta. Trong vận chuyển đi lại: Các nhà khoa học đã tính được trên 30% các phát thải gây hiệu ứng nhà kính bắt nguồn từ các phương tiện giao thông. Làm cách nào để tiết kiệm năng lượng và hạ tỷ lệ đó xuống? Giải pháp trước mắt có lẽ là hạn chế sử dụng xe hơi.

Giải pháp tiếp theo thuộc phần của các nhà khoa học đó là tối ưu hóa công nghệ chế tạo xe hơi theo hướng giảm thiểu khí thải như xe hơi chạy bằng điện, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu tái tạo... Đó là vấn đề cho tương lai, nhưng trước mắt, sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân vẫn là hiệu quả nhất. Hiệu quả năng lượng sẽ là rất lớn nếu như trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta chỉ cần một vài hành động tiết kiệm nhỏ tưởng chừng như chẳng ăn nhập gì với khái niệm nêu trên, chẳng hạn như hạ thấp một chút chiếu sáng trong ngôi nhà của mình, giảm bớt đi một phần các chất thải tiêu dùng hàng ngày và lựa chọn cho mình những tiện nghi ít tiêu tốn năng lượng hơn.


Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Nếm trái đắng!
Gửi bàiĐã gửi: 18 Tháng 12 2009, 22:43
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 52
Sinh nhật: 05-09-1972
Ngày tham gia: 22 Tháng 7 2008, 07:30
Bài viết: 1164
Quốc gia: Vietnam (vn)
Với tôi thì hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, băng tan chảy làm mực nước biển dâng cao ..v...v... Giống như vịt nghe sấm. Nhưng về con người đang tàn phá môi trường sống của mình thì tui biết, chung quanh tôi vẩn còn nhiều người phá hoại môi trường sống hằng ngày. Nội cái chuyện phân loại rác thải hằng ngày mình thải ra củng ít người thực hiện, tiền rác trả hằng tháng hai chục ngàn vậy mà có nhà đóng nhà không. Nhà không đóng xách rác bỏ ké nhà đóng tiền, lâu lâu đi ngoài đường thấy xác chuột chết nằm chình ình không biết ai quăng ra? Còn bao nylon thì vô số kể, đâu củng gặp, ngoài đường bay lềnh khênh, dưới cống dầy cả lớp, trôi lềnh bềnh trên sông rạch, cống rảnh.

Hơn 10 năm về trước nơi tôi ở vẩn còn nhiều cánh đồng cùng vô số con rạch nhỏ đổ ra sông Rạch Chiếc, giờ thì mấy con rạch nầy bị san lấp mất xác, bởi vậy một con mưa nhỏ củng ngập đường. Ven con sông hồi đó còn rất nhiều rừng dừa nước, rừng đước vùng nước lợ, giờ thành sân tập đánh golf, chung cư cao cấp, siêu thị hay nhà cớm ráo trọi. Đôi khi cơn gió lớn kéo bụi cát từ đâu về, sáng nhìn ra đường cát phủ từ nóc tới lòng đường, cây cối như được nhuộm bụi.

Chung qui là do ý thức của con người nhưng hình như người càng nhiều thì ý thức dần không có. Con người chen chúc sống chụp giựt, ai giựt được gì cứ giựt, mạnh ai nấy sống, chuyện bảo vệ môi trường là chuyện của ai chứ không phải của mình. Sau nầy tôi mới nghe từ "lâm tặc" chứ hồi đó có biết đâu à? Có đi xa thường mới biết, dọc đường ven biển người ta chặt ráo trụi lủi hết những rừng cây phòng hộ bờ biển để nuôi tôm hay xây khu du lịch khách sạn, nhà ở, chổ nào đá nhiều quá dọn không xuể thì mới để yên.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Nếm trái đắng! «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu