Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 25 Tháng 11 2024, 07:57
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» CÔ HAI «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 9 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1761 | Trả lời: 8)
Tiêu đề bài viết: CÔ HAI
Gửi bàiĐã gửi: 23 Tháng 11 2009, 10:11
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
KỶ NIỆM LẦN ĐẦU GẶP GỠ

Vừa tìm chỗ dựng xe, tôi vừa nhìn vào quán theo tay chỉ của bà chị ruột(chị Đào), lòng vô cùng hồi hộp. Không hồi hộp sao được khi trong giây lát nữa đây tôi được hầu chuyện cô, một người mà tôi hằng ái mộ nhưng chưa hân hạnh được gặp gỡ. Biết cô qua lời kể của bà chị (cô là cô họ của chồng chị) và qua một ấn phẩm của cô từ năm 2006, tôi đã vài lần gọi điện đến nhà cô để hỏi thăm đường đi đến nhà và xin phép được gặp cô nhưng lần nào cô cũng đi vắng. Từ đó tôi ngại. Thông thường, những người đã nổi danh rồi thì có nhiều mối quan hệ xã hội và do đó họ cũng ngại giao tiếp tràn lan. Nghĩ vậy nên tôi thôi ý định tìm gặp cô, mặc dù điều đó xuất phát từ lòng ái mộ và sự đồng cảm sâu sắc đối với những trang sách, trang đời của cô.
Cho đến hôm nay...
Dựng xe xong, đang luống cuống thu xếp mấy cái túi xách thì tôi nghe tiếng cô hỏi chị Đào: "Nga đó hả con?" Tôi ngẩng lên mỉm cười gật đầu chào cô từ xa, cô nở nụ cười tươi đáp lại và nói với ra: "Xách hết mấy túi xách vô đây đi con..."... Bước vào quán, ngồi vào bàn, tôi như bị cô thôi miên: với dáng người nho nhỏ, với nét mặt thông minh linh hoạt, với chiếc áo thun bông màu trắng đỏ, cô trông quá trẻ so với tuổi 72 của mình. Thế là sáng nay tôi được ngồi chung bàn với cô, được ngắm nhìn cô, được nghe những lời nói vừa văn vẻ, sâu sắc vừa chân tình, mộc mạc của cô... thật hân hạnh và sung sướng biết bao! Sau khi giới thiệu mọi người với nhau và gọi nước cho mỗi người, cô đứng dậy xăng xái: "Tụi con ngồi đây uống nước đi nhe, để cô hai đi lại đằng kia kêu mỗi đứa một tô hủ tíu..." Nói xong cô thoăn thoắt bước đi... Tôi nói thầm: "Cô hai ơi! Con đã ngưỡng mộ những trang sách, xúc động trước những trang đời của cô, giờ con lại ái mộ cô ở phong cách bình dân, thoải mái và tự nhiên nữa..."

Hôm đó cô buộc chị em tôi phải ghé nhà cô để cô chiêu đãi một bữa cơm trước khi chị Đào lên xe trở về quê. Tôi được cô cho mượn cuốn tiểu thuyết đầu tay mà cô chỉ còn duy nhất 1 bản photocopy chữ đã mờ nhạt.

Các bạn biết cô là ai hông? Cô là một đồng hương của chúng ta đó các bạn. Biết thêm được một nhân tài của xứ An Giang mình, có lẽ ai cũng thấy vui trong lòng, phải không các bạn?
Tối 23/11/2009 (Còn tiếp)


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Người đàn bà khóc cười trong nước mắt
Gửi bàiĐã gửi: 29 Tháng 11 2009, 02:34
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
TNP {L_WROTE}:
...Các bạn biết cô là ai hông? Cô là một đồng hương của chúng ta đó các bạn. Biết thêm được một nhân tài của xứ An Giang mình, có lẽ ai cũng thấy vui trong lòng, phải không các bạn?
Tối 23/11/2009 (Còn tiếp)

Cô chính là...

Người đàn bà khóc cười trong nước mắt
(Người đàn bà viết tiểu thuyết)


Cái mộng văn chương của chị lúc bấy giờ giống như một chút lãng mạn của đứa con gái mới lớn. Rời bệnh viện, xa mùi thuốc men, chết chóc chị lại tấp vào cái mùi bụi bặm, oi nồng của những chai xăng lẻ ven đường. Không chừng chị sẽ quên đi chuyện viết lách, mà lam lũ với cơm, áo, gạo, tiền… nếu không có thằng bé "con lai" hàng xóm, nhân vật chính trong truyện ngắn "Phù sa trên tóc bạch kim" - tác phẩm đã dẫn đường cho chị mon men đến với văn đàn.

Năm 1990, tại Cần Thơ có một cuộc thi sáng tác "Bút ký - Truyện ngắn" do Báo Hậu Giang và Hội Văn nghệ địa phương phối hợp tổ chức. Một số tác giả đoạt giải trong cuộc thi đó hiện đang là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Mường Mán, Dạ Ngân… Tuy nhiên, có một điều đặc biệt hơn mà tôi muốn đề cập trong bài bút ký này. Đó là, người đoạt giải cao nhất về thể loại truyện ngắn (giải ba - cuộc thi không có giải nhất, giải nhì) lại là một người hết sức "bình thường". Một người đàn bà lam lũ, ngồi bán từng chai xăng lẻ ven lề đường bụi bặm, kiếm mấy đồng lời nhỏ nhoi nuôi đàn con năm đứa.

Sau cuộc thi một thời gian, tác giả Phạm Huy Kỳ trong bài: "Carolina- một nhà văn nữ danh tiếng rất giàu và thất học" (đăng trên Báo Đồng Nai số 33, phát hành tháng 6/1992) đã có một sự liên hệ khá thú vị: "Năm 1991, tại Việt Nam, một bà bán xăng lẻ ở lề đường, lúc chưa có khách thì kê xấp giấy học trò lên cục đá, cục gạch để… sáng tác. Văn bà rất hay, rất hiện đại và bà đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật của một tỉnh thuộc miền Nam Việt Nam…".

Cần Thơ, những năm 80 của thế kỷ trước. Trong nhà vĩnh biệt của bệnh viện tỉnh, xác một người đàn ông vô thừa nhận đang được chuẩn bị khâm liệm để mang đi hỏa thiêu. Chị hộ lý có trách nhiệm làm công việc cuối cùng này hết ra rồi lại vào, cứ tần ngần, do dự. Không phải chị sợ, bởi công việc này chị đã làm nhiều lần. Cái làm chị bần thần nghĩ ngợi chính là bộ quần áo còn khá tươm tất của người chết. Bộ đồ ấy nếu giặt sạch sẽ, mang ra chợ trời có thể đổi được vài ký gạo, làm đầy những cái bụng rỗng của đám con ở nhà dăm ba bữa (chị sợ lắm cái cảm giác trơn tuột, mất hút khi đưa tay khua khoắng thùng đựng gạo trống không! Tai hại thay, cảm giác ấy luôn xuất hiện thường trực trong chị).

Nước mắt lưng tròng, chị run rẩy đốt mấy nén nhang sì sụp khấn vái vong linh người chết: "Ông sống khôn thác thiêng xin tha thứ cho tôi, tha thứ cho một người mẹ vì sự đói no của con mình mà phạm tội".

Chị vội vội vàng vàng lấy bộ đồ của bệnh viện thay cho người chết, rồi cuống quýt nhét bộ đồ lạnh ngắt ấy vào túi đệm. Không phải chị sợ một người nào đó nhìn thấy vì cửa nhà xác luôn đóng kín, mà chị sợ chính chị, sợ rằng mình không đủ can đảm làm tới cùng một công việc mà lương tâm chị không cho phép. Sau này, và sẽ đến cuối cuộc đời, mỗi khi thắp nhang chị lại lấy thêm một nén, chẳng biết có làm ấm thêm chút nào linh hồn người bất hạnh ấy hay không?! Nhưng mỗi nén nhang ấy ít ra cũng làm dịu đi nỗi cồn cào, bứt rứt trong sâu thẳm tâm can chị.

Sẽ là khập khiễng nếu ai đó một lần ngồi tỉ mẩn so sánh nỗi đau của người này với người khác, cho dù hai giọt nước mắt đều rơi ra từ khóe mắt của phận đàn bà. Song mỗi lần nhớ lại chuyện người hộ lý năm ấy - tác giả Nguyễn Thị Thanh Huệ bây giờ - kể lại cho mình nghe, tôi lại nhớ tới hình ảnh "mổ bụng tự xử" của các võ sĩ đạo Nhật Bản. Phải chăng chị cũng muốn nhắn nhủ với tôi, với cuộc đời rằng: "Đấy! Cuộc đời tôi đấy. Hãy nhìn vào mà phán xét, mà bình phẩm đừng bỏ quên một thứ gì…"

Chôn nhau, cắt rốn vùng cù lao Ông Chưởng miệt Chợ Mới, An Giang, khi chị chào đời (1938) bối cảnh đất nước hết sức rối ren. Hoàn cảnh xã hội đã vậy, nhà lại chẳng khá giả gì nên chuyện học hành của chị cũng không ít trắc trở. Hết ghé trường này lại dạt sang trường khác. Vì vậy, mãi đến năm 1963, khi đã ngoài 20 tuổi, chị mới cầm được mảnh bằng tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp lúc bấy giờ.

Với những người an phận, mảnh bằng có được ấy đủ sức kiếm một chân gõ đầu trẻ ở quê nhà, rồi có chồng, sinh con… nhưng chị đã không muốn như thế. Rời An Giang lên Sài Gòn, chị xin vào làm thư ký cho Nha Y tế công cộng. Để rồi nàng thư ký và anh nhà báo phải lòng nhau! Chị đã gặp anh, cả hai dắt tay nhau bước đi trên cuộc hành trình ít ngọt ngào, mà lại quá nhiều đắng cay và nước mắt.

Sau ngày 30-04-1975, hai vợ chồng dắt díu nhau về Cần Thơ. Đã từng "chạy nhật trình" rồi thông dịch viên, chồng chị chuyển sang nghề sửa xe, rồi chạy xe lôi, chẳng dính dáng gì tới chữ nghĩa. Phần chị, một chân hộ lý quét dọn tại bệnh viện tỉnh, tối về tha thêm tủ thuốc lá đầu ngõ.

Hơn 10 năm trời làm hộ lý, chị đã bao lần chuẩn bị tươm tất cho người chết, dù có thân nhân bên cạnh hay chỉ là cái xác vô thừa nhận. Vậy mà, khi khóc anh, chị đã đau đớn biết bao nhiêu khi phải tiễn anh đi bằng bộ đồ "chật chội" của đứa con trai! Năm 1987 anh mất thì một năm sau chị cũng rời bệnh viện, bởi với số lương hộ lý ít ỏi thời kỳ ấy không thể nào làm no lòng đến sáu miệng ăn.

Sau này, mỗi lần nhớ lại quãng thời gian làm hộ lý, chị nghiệm ra rằng chính giai đoạn này đã "tạo ra" chị - "người đàn bà viết tiểu thuyết" như cách gọi của tôi. Có phải là may mắn hay không? Tôi không biết! Nhưng chính những ngày thay ga, trải nệm cho bệnh nhân, đã tạo cho chị cơ hội quen biết một vài người đang theo đuổi nghề văn chương lúc bấy giờ. Một nhà văn nữ, hiện đang rất nổi tiếng, lúc bấy giờ chỉ là cô kỹ sư nông nghiệp mới ra trường, có dăm ba truyện ngắn đăng báo đã là người chia sẻ với chị chút kinh nghiệm non nớt, khi chị viết truyện ngắn đầu tay "Gấu nhỏ" trong nhiều đêm ngơi việc, giữa cái thanh vắng đầy bất trắc của bệnh viện.

Tuy nhiên, cái mộng văn chương của chị lúc bấy giờ giống như một chút lãng mạn của đứa con gái mới lớn. Rời bệnh viện, xa mùi thuốc men, chết chóc chị lại tấp vào cái mùi bụi bặm, oi nồng của những chai xăng lẻ ven đường. Không chừng chị sẽ quên đi chuyện viết lách, mà lam lũ với cơm, áo, gạo, tiền… nếu không có thằng bé "con lai" hàng xóm, nhân vật chính trong truyện ngắn "Phù sa trên tóc bạch kim" - tác phẩm đã dẫn đường cho chị mon men đến với văn đàn.

Quay lại thời điểm những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, tình hình xuất bản các văn hóa phẩm không trăm hoa đua nở như hiện nay. Trên kệ các nhà sách hầu hết là những tác phẩm văn học dịch từ các nước xã hội chủ nghĩa. Văn học trong nước lèo tèo dăm quyển tiểu thuyết chiến tranh, đôi ba bộ kiếm hiệp in lại của thời trước năm 1975. Nhu cầu cần phải có "một cái gì mềm mại, lãng mạn" là thật. Nó giúp người ta tạm quên đi bao khó khăn của đời sống. Một số người nhạy cảm trong chuyện kiếm tiền xuất hiện mà người ta gọi là "đầu nậu" sách. Và chị - Người đàn bà viết tiểu thuyết - nhà văn lề đường xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn lúc bấy giờ, là đích đến của những người "nhạy cảm" này.

Sau khi nhận giải truyện ngắn do Báo Hậu Giang trao, chị rời bộ cánh của bà bán xăng lẻ ven đường mà khoác vào mình chiếc áo "danh giá" của người cầm bút (lúc này chị đã được kết nạp Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang). Có thể lúc bấy giờ, trong suy nghĩ của mình, với chị cái danh vị nhà văn không quan trọng bằng việc có tiền nuôi con mà không phải vất vả nắng mưa như cả quãng đời đã qua.

Hai năm trời viết thuê theo yêu cầu của người làm sách tại Sài Gòn, rồi sau đó là 30 bộ tiểu thuyết ra đời trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm (2 bộ "Tiếng khóc chim Đỗ Quyên" và "Con Tử Quy lạc loài" do NXB Văn Nghệ TP. HCM ấn hành; số còn lại hầu hết đều của NXB Đà Nẵng), mỗi bộ 2 quyển, trên dưới 400 trang sách. Số tiền "nhuận bút" 3 triệu đồng mỗi bộ ấy mang lại cho chị một mái nhà khang trang; là năm đứa con, mỗi đứa một nghề tự kiếm sống; là dựng vợ, gả chồng; là cháu nội, cháu ngoại tíu tít quanh bà. Gần đây nhất, năm 2003, chị đã tái bản 4 trong số 30 bộ tiểu thuyết của mình. Riêng năm 2006, ở cái tuổi 68, "gần đất xa trời" chị lại tiếp tục sáng tác (cũng là những câu chuyện tình) và đã cho ra mắt truyện dài có tên "Mình thôi mãi xa".

Có người khắt khe nhận định văn của chị thuộc dạng "Áo bà ba xương sa xương sáo". Cũng phải thôi! "nhà văn lề đường" tất phải viết cho người bán bưng đọc! Nhưng, khoan hãy bàn đến chuyện học thuật! Khoan hãy định danh, định tánh là nhà văn hay chỉ là một kẻ viết lách kiếm tiền (có ai viết văn mà không muốn có tiền từ những trang viết của mình?!). Trong hoàn cảnh của chị lúc bấy giờ, tôi biết chị không thể nào ngồi đó trau chuốt từng câu chữ để có một tác phẩm hoàn toàn ưng ý, trước sự thúc bách của cái cảm giác đói no, không phải của chị (bởi chị đã quen chịu đựng) mà là của những đứa con tội nghiệp. Chị chấp nhận điều đó cho một mục đích khác thiêng liêng (ít ra là đối với một người mẹ - tôi nghĩ vậy), hơn là đôi lời khen chê sáo rỗng. Với chị, cái thiết thực nhất là cơm no áo ấm, là con cái phương trưởng, là niềm vui chia sẻ với bạn bè văn nghệ một bài thơ, đoạn văn vừa viết xong… đã là quá hạnh phúc rồi. Đâu cần phải là "nhà văn lớn" mới hởi lòng, hởi dạ!

Cách đây không lâu (khoảng cuối năm 2005), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Cần Thơ đã giới thiệu chị trong mục: "Nhân vật buổi sáng" với những lời lẽ trân trọng, như một cách ghi nhận những đóng góp của chị cho cuộc đời. Gần đây nhất chị đã nhận được một trong mười giải đồng hạng do Báo Tuổi trẻ trao trong cuộc thi "Những câu chuyện làm thay đổi cuộc đời tôi" năm 2007.

Hình ảnh

Khi tôi chuẩn bị đặt dấu chấm hết cho bài bút ký này cũng là lúc chị cầm trên tay ấn phẩm mang tên Nguyễn Thị Thanh Huệ chưa ráo mực. Một tuyển tập văn - thơ do NXB Văn nghệ TP. HCM ấn hành, có cái tên thật lạ "Chim Đỗ Quyên khóc hát".

Phải chăng, chị cũng là một loài chim hoài niệm dĩ vãng đang cất tiếng hót hân hoan trong nước mắt?!
Nguyễn Trung Nguyên


(TNP sao chép từ http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=53994)
(Những chỗ in đậm trong bài là do TNP)


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Chiều Muộn
Gửi bàiĐã gửi: 29 Tháng 11 2009, 14:10
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
Một truyện ngắn:

CHIỀU MUỘN
Nguyễn Thị Thanh Huệ


Cái vùng quê hương không mấy sung túc, và dòng sông bên lở bên bồi - có đoạn còn trơ ra đất sét xanh cho tuổi thơ tôi móc nắn “tu na” nắn nồi nắn trách để chơi chòi ấy - không những chỉ là “câu thơ xanh” cho người ở quê hương đó mà còn là nơi đất lành chim đậu cho những người tứ xứ tha phương cầu thực như bác Lâm già và lão ăn mày nhẳn mặt ở đây. Không ai biết lai lịch lão. Chỉ thấy lâu lâu lão xuất hiện một lần, bà con ai có gì cho nấy. Vậy mà không hiểu sao một năm qua rồi lão biệt tăm ngàn cá. Sự biến mất của một lão ăn mày thì có gì ghê gớm đâu. Nhưng đối với số bà con trên cái cù lao xanh đi một ngày đường đã giáp - vốn coi trọng việc tối lửa tắt đèn có nhau ấy - thì lão cũng là một thành viên không thể thấy vắng mà không lo lắng. Nhất là những “mối ruột” như bác Lâm. Bác cứ hay dành để chắt chiu của ăn cái mặc cho lão dù chẳng giàu có gì. Một thân một mình sống nhờ vào tiếp tế của con đi làm xa gửi về nuôi cha già, bác chia sẻ với lão chút ít vậy thôi. Không hiểu sao bác lại quan tâm đến lão như vậy? Phải chăng hai người có cùng chung độ tuổi, hoàn cảnh cô đơn hay là đứng chung một số phận người nghèo nên người ta dễ thương nhau hơn?
Không thấy lão xuất hiện bác Lâm rất lo sợ cho lão. Vào đông thế này thật là bất lợi cho những cuộc đời cầu bơ cầu bất. Biết đâu lão đã thẳng cẳng ở một bụi rậm, bờ hoang đầu đường xó chợ nào rồi? Biết đâu được. Phù du cả mà! Bác ngậm ngùi cho tôi biết lần sau cùng hai người đã gặp nhau trong một buổi chiều muộn!…
Quá quen với cái bóng đời còm cõi, áo quần bạc thếch như một đám bụi tàn, chiếc nón lá xùm xụp và cái bị vải xám chừng như của vị sư vải hay phật tử nào, cho nên mỗi lần gặp lão bác không cần vồn vả mà chỉ cười cười nói trống không:
- Tới rồi à! Chờ tôi nhé.
Thế là bác quay vào mang ra đủ thứ cụ bị cho lão. Khi thì khoai chuối, cá khô. Khi thì chiếc sơ mi đôi dép lột ra từ chân bác mang vào cho đôi chân trần của lão. Mọi thứ đã trở thành quen thuộc như là một lẽ đương nhiên ở con người thi ân bất cầu báo như bác Lâm khiến lão cũng đón nhận như một người thân không cần khách sáo. Thật dễ chịu!
Lần sau cùng đó là một buổi chiều khi bác Lâm mới mua chục gạo từ hàng xóm mang về tới sân nhà thì lão ở đâu lù lù xuất hiện. Bác Lâm cười xởi lởi:
- Dữ hôn. Sao hổm nay mất biệt vậy ông? Cũng đúng lúc lắm. Thằng con mới gởi tiền về mua được chục gạo đây. Tôi vốc cho ông một ít khỏi phải vào nhà lấy lon làm gì cho mất công.
Lão ăn mày khom khom người xuống vạch lấy miệng túi vải, còn bác Lâm thì dùng hai bàn tay bụm gạo nhóng người lên đổ vào miệng túi. Nhưng gạo bụm được từ trong hai bàn tay, lại theo chỗ ngón tay bị cụt sát bàn mà tuông chảy ngược xuống thúng. Bác Lâm lại cố gắng hốt cho thật nhiều mà lần nào gạo cũng bị tuông trở lại theo chỗ tay tật nguyền trơn tru nên còn chẳng được bao nhiêu. Bác ngồi thừ thở ra rồi lắc đầu than:
- Khổ vậy đó ông ạ. Già rồi. Tay lại bị cụt nên làm gì cũng khó khăn lọng cọng. Thật chẳng ra sao cả. Ông cảm phiền vậy nhé.
Lão ăn mày bỗng nhìn kỹ hơn hai bàn tay, và nốt ruồi son ở mu bàn tay phải có hai ngón cái và trỏ bị cụt sát lấn vào bàn tay rất nhiều, rồi lén nhìn mặt ông chủ nhà… Dường như có một cảm giác gai gai gì đó thì phải. Và đột nhiên lão hỏi một câu:
- Ông có thể cho tôi biết vì sao mà ông lại cụt hai ngón tay như thế không?
Bác Lâm lơ đãng cười:
- Có gì đâu mà không được hở ông. Mình già rồi. Biết có còn gặp được nhau mấy lần. Thôi thì tôi cũng kể ông nghe.
Rồi như một người sắp xa cuộc đời bác tâm sự cho vơi nỗi niềm. Bác kể:
“Chẳng giấu gì ông, ngày xưa cha ông chúng tôi cũng khá giả lắm. Nho phong gia giáo mấy đời gìn giữ “nghèo cho sạch rách cho thơm” hoặc “giấy rách phải giữ lấy lề”. Nhưng đến đời tôi, tôi đã lội ngược dòng nguyên tắc sống ấy. Tôi không thể trong hoàn cảnh nào cũng sạch, phải thơm mới là con người được. Ngược lại tôi cho rằng nếu đêm hôm đó, tôi không làm gì mà chỉ cúi đầu tuân thủ thì tôi mới là tội nhân trước cái quyền được sống rất thiêng liêng của các con tôi.
Ông có biết không vợ tôi vì thiếu thuốc men mà chết để lại cho tôi hai con nhỏ. Đứa lớn mới 8 tuổi đời mà phải theo cha lặn lội làm mướn làm thuê mò cua bắt ốc để nuôi em nhỏ mới lên 5. Vậy mà cơm không no áo không lành, thường xuyên ăn cháo. Ông cũng biết cuộc sống khổ cực người ở vùng quê nghèo mà, chứ có phải biếng nhác gì đâu. Càng cực khổ đói lạnh chừng nào, tôi càng trăn trở về cái giàu nghèo sướng khổ trên đời. Tại sao có người giàu như ông Cả Phát xóm tôi ruộng đất cò bay thẳng cánh, gạo lúa đầy bồ, người làm tấp nập. Còn tôi và số bà con khác thì ăn khoai ăn sắn, ăn cháo độn đọt nhãn lồng chấm nước mắm. Có phải số trời định vậy không? Tôi không chấp nhận. Nếu con người sinh ra trong số phận nào phải chấp nhận số phận đó thì làm gì có ý thức đấu tranh, đối kháng giai cấp? Nếu là định mệnh thì tôi phải an lòng mà sống chứ? Nếu là định mệnh thì tôi phải an vui mà nhìn hai đúa con tôi khóc vì thiếu ăn chứ? Tôi phải thản nhiên nhìn chúng co ro gối đầu trên cánh tay mà ngủ mạnh đứa nào nấy ôm cái đói của riêng mình rả rời như cơm nguội. Tôi phải thản nhiên khi nửa đêm ngồi hút thuốc vấn trong ánh đèn dầu lù mù, chợt thấy con tóp tép cái miệng cười kêu lên “Ngon quá! Ngon quá!”. Tôi đập vai nó hỏi “Cái gì mà ngon vậy con?”. Nó ngồi lên dụi mắt lơ mơ nuốt ực cái khoảng đen đầy ẩm mốc chiếu chăn kia trả lời “Thịt! Con thấy mình ăn cơm với thịt ngon lắm cha ạ”. Nước miếng trong miệng tôi bỗng cũng ứa ra… Cái mùi tỏi khử thơm lừng trước khi để thịt vào rang ấy cũng làm tôi cồn cào chịu không nổi. Cha con tôi cùng quặn thèm miếng thịt trong mơ. Và tôi bỗng thấy hối hận khi đánh thức con dậy. Giá cứ để yên như thế còn đỡ khổ hơn.
Nỗi xót xa làm cho tôi ray rứt thêm về những cảnh đời trái ngược. Cái tương quan mắc xích trong đời người cứ làm tôi nghĩ ngợi lung tung. Chắc đâu người giàu không nợ người nghèo như một người mất của và một người được của. Người giàu thường nợ công sức của người nghèo. Hoặc không gì đi nữa thì người ta cũng nợ nhau cái đạo đức làm người mà.
Nghĩ vậy tôi bỗng có thêm lòng can đảm khi nghĩ tới buồng chuối chín bói vườn nhà ông Cả Phát thường bỏ cho chim chuột ăn. Những trái chuối ú na ú nần vàng cháy kia giờ bỗng trở nên hấp dẫn cuộn trào trong tiếng khóc của thằng con nhỏ nhất đói không ngủ được. Tôi bật nhanh dậy vào nhà bếp mò con dao rồi băng mình dưới ánh trăng non tới vườn nhà ông Cả Phát. Khu vườn rộng mênh mông có đủ thứ trái cây. Một tiếng chó sủa hoang cũng làm cho tôi điếng hồn dừng lại ngó dáo dác. Dù sao “bôi đen” một con người một lương tâm cũng khổ lắm. Nhưng cũng không có cái khổ nào bằng cái khổ “máu chảy ruột mềm” nên tôi lại mạnh dạn tiến lên đối diện với buồng chuối thấp nhất, một tay nắm chót buồng chuối kéo xuống, một tay đưa dao chém mạnh trên cùi, buồng chuối đứt ngọt. Nhưng khi buồng chuối vừa hạ đất thì một giọng quát to đồng thời một bóng người lao tới ôm chặt lấy tôi:
- Đ… má ăn trộm hả con? Mày chạy đàng trời cũng không khỏi tao đâu. Mày có biết vườn nhà ông Cả mất quá trời rồi không?
Tôi run bắn lên trong cánh tay lực lưỡng của gã người làm nhà ông Cả Phát, giọng lạc đi:
- Tôi lạy anh. Anh tha cho tôi. Con tôi đói quá.
Nhận ra tôi tên người làm hơi ngạc nhiên. Anh ta không ngờ một người có tiếng hiền lành như tôi lại đi ăn trộm. Chút tình cảm con người anh ta hơi nới vòng tay, nhưng liền đó tên người làm muốn lập công với chủ, anh ta trở giọng cười lạnh băng:
- Tha à? Vào nhà đi rồi ông Cả tha cho. Cũng vì lũ mày mà ông bắt tao ra rình bắt ăn bờ ngủ bụi như vầy nè.
Tôi lạnh gai ốc trước câu nói hàm ý sẽ có một hình phạt đích đáng nào đó dành cho tôi. Cái đói của con khiến tôi không còn biết sợ oai danh của một dòng họ mấy đời thân Tây thân Nhựt nổi tiếng keo kiệt hà khắc dân nghèo. Bây giờ bị bắt rồi tôi mới càng khiếp sợ. Người ta bị mất nhiều ai ăn đâu giờ mình nhào vô gánh đủ. Tôi phát run thật sự van nài anh người làm tha cho tôi lần nữa. Nhưng thật là tội nghiệp cho tôi - dù là hạng cùng khổ như nhau anh ta cũng không hề xúc động - vẫn cổ điệu tôi vào với cái miệng như loa đánh động “bắt được trộm rồi Cả ơi…”. Chỉ một loáng thôi là đèn “manchon” sáng rực sân nhà. Ông Cả Phát trong bộ bà ba lụa trắng oai vệ giữa đám đông đày tớ hiếu kỳ, hoặc phải hầu ông. Tôi bị đẩy tới trước mặt ông quì thụp xuống khóc lớn:
- Trăm lạy ngàn lạy ông tha cho con. Con mới lỡ một lần. Các con của con đói lắm ông ơi.
Ông ta không nói gì chỉ khẽ nhíu mày nhìn tôi rồi nhồi thuốc vào cái ống điếu bịt vàng, có đứa khúm núm bật diêm châm. Ông ta cứ thản nhiên hút như chẳng có việc gì. Ông lại ra lệnh cho tên người làm mở trói cho tôi. Tôi hơi ngỡ ngàng… mừng rỡ. Ông tha cho tôi rồi ư? Sự việc không quá nghiêm trọng như tên người làn hù dọa và tôi tưởng tượng. Tôi cảm ơn phật trời, cảm ơn ông. Thoát khỏi lần nầy tôi tởn tới chết. Tôi dợm đứng lên xá ông một xá. Nhưng ông như đoán được ý tôi vội lên tiếng:
- Ngồi yên đó không được đi đâu.
Tiếng nói của ông cũng không có chút gì giận dữ nên tôi càng yên tâm hơn. Rồi ông bỏ đi vào nhà. Tôi lại đâm hi vọng. Biết đâu ông thương tình vào trong bảo người nhà lấy khoai bắp hay cái gì đó cho lũ nhỏ. Nhưng hỡi ơi làm sao mà cái đầu chất phác của tôi hình dung ra nổi “tội ác mang khuôn mặt nhân từ!” Khi ông trở ra với con dao phay bén ngót trong tay và nhìn tôi đầy sắc máu và nói lớn:
- Đưa bàn tay ăn cắp ra đây!
Tôi kinh hoàng chợt hiểu vùng lên định bỏ chạy nhưng tên người làm đã lao tới ôm chặt lấy tôi vật ngồi trở lại, và chính ông Cả đã lôi bàn tay mặt của tôi ra dí xuống nền gạch tàu trước sân nhà.
Lão ăn mày bụm mặt kêu lên:
- Trời ơi! Thôi đi ông đừng kể nữa!
Nhưng bác Lâm vẫn lo đãng cười :
- Ông sợ à? Dù sao cũng hãy nghe hết cái thê thảm của đời tôi đi chứ.
Rồi như quá thắm thía với mùi vị cuộc đời, bác lại nói với giọng xa xôi mà không cần biết lão ăn mày có nghe không.
- Đúng ra thì người ta chỉ chặt có một ngón tay để trừng trị tên trộm thôi. Nhưng thế cũng đủ cho anh ta xấu hổ dắt con trốn khỏi làng. Sống đời cầu bơ cầu bất tha phương vết thương bị nhiễm trùng lây lan rồi hoại tử, nếu không nhờ một bác sĩ từ tâm của một nhà thương thí cắt bỏ ngón tay lây nhiễm ấy đi, có thể cụt cả một bàn tay đấy ông ạ. Đấy ông xem nó ra nông nổi nầy đây.
Bác Lâm đưa bàn tay cho lão ăn mày xem nhưng lão không dám nhìn. Dường như trên mặt lão cũng hằn lên nỗi đau. Bác Lâm không buồn để ý đến thái độ lão. Bác như bị cuốn lôi vào chuyện đời mình đã mấy mươi năm giấu kín, với nỗi thăng trầm của thế sự phù du, bác chép miệng lắc đầu thương xót tiếp:
- Tội nghiệp ông Cả. Nghe đâu sau nầy ổng cũng khổ lắm. Có một cậu quí tử cho du học bên Tây về chẳng làm nên tích sự gì, chỉ ăn chơi trác táng. Phần thời cuộc đổi thay suy sụp hết. Rồi chiến tranh dai dẳng liên miên quê hương tôi chịu nhiều bom đạn. Cuối cùng căn nhà ông Cả Phát cũng cháy rụi, ông trở thành khổ nghèo trôi giạt nơi đâu, sống chết cũng không ai biết. Bây giờ nghĩ lại đời như giấc mộng bóng mơ. Tôi cũng chẳng oán trách gì ai. Cũng không hối hận việc mình làm. Tôi không mắc cỡ vì buồng chuối. Tôi không ăn trộm. Tôi có định đem cả cuộc đời tôi đi ăn trộm đâu. Tôi cùng cực chẳng đã phải cứu nguy cho con. Tôi đi tìm sự sống trong cái thừa mứa của thiên hạ mà thôi. Tiếc gì ông Cả không quan tâm, không lắng nghe thống khổ của người khác. Giá mà ông có một chút xót thương…
Lão ăn mày run lên theo cái giọng trầm buồn thấm thía của bác Lâm. Lão khóc! Bác Lâm nghĩ đến chuyện xưa trăn trở đường đời cũng xúc cảm trào lệ. Trời chiều đang tắt nắng. Đến mùa thay lá. Những chiếc lá xoài khô rụng xuôi bỏ cành! Hai ông già ngồi bên nhau câu chuyện cũ làm nước mắt rơi trong chiều xuống muộn. Bác Lâm ngồi ôm tay trên đầu gối. Bàn tay cụt run rẫy nhẹ trước mặt ông lão ăn mày. Hình ảnh hai ngón tay cụt kia cứ xói buốt vào tim lão. Lão chưa biết làm sao với cái xoáy đặc của không gian thật tĩnh lặng, với dòng nước mắt âm thầm chảy đủ thấm mặn để hiểu ra lòng khoan dung và ích kỷ, thì bác Lâm chợt đứng lên vội vã:
- Tí nữa tôi quên mất. Cục thuốc rê mua cho ông lâu lắm rồi. Ông đợi đây tôi vào lấy nhé.
Bác nhanh nhẹn đi vào nhà. Lão ăn mày cũng vội vàng đứng lên kéo vạt áo rách lau nước mắt, rồi quày quả ra đi khỏi cái nơi mà lão biết rằng sẽ không bao giờ quay lại. Cứ để mặc cho bác Lâm khi trở ra ngạc nhiên về lão ăn mày biến mất. Túi vải gạo mà bác cố vốc cho thật nhiều cho lão đang là một bí ẩn đợi chờ thượng đế. Vì chỉ có thượng đế mới biết lão chính là ông Cả Phát khi xưa. Và cũng chỉ có thượng đế mới biết lão đi về đâu sau buổi chiều đó. Nơi lão đi là đâu? Buồn phiền? Sám hối hay bất mãn? Phẫn nộ hay tỉnh thức?
Chỉ có lão mới biết mấy mươi năm sau chính bàn tay lão đã chặt lại xúc gạo cho lão. Và họa phúc không do Trời mà ở chính ta. Nếu như bàn tay kia lành lặn thì gạo xúc cho lão sẽ được nhiều hơn.


(BD sao chép từ http://hoinhavanct.blogtiengviet.net/20 ... more673526 )


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CÔ HAI
Gửi bàiĐã gửi: 02 Tháng 1 2010, 11:10
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
ĐÔNG MƠ
Hoàng Lan (Một bút hiệu)

Tập 1

Đẩy chiếc xe chích bằng inox bóng loáng tới ngay cửa phòng bệnh tiêu chảy, bà y tá giá cầm cuốn sổ phát thuốc lên đưa xa tầm mắt một lúc, rồi bỗng la to:

− Đồng Đồng Mỏ đâu? Lãnh thuốc!

Lập tức nổi lên tiếng cười khúc khích của thân nhân thăm nuôi bệnh, vì cái tên ngộ nghĩnh lạ đời. Bà y tá bực mình nhăn mặt:

− Ơ hay! Cười cái gì vậy? Đồng Đồng Mỏ thì người ta đọc Đồng Đồng Mỏ mà cũng cười.

Những nụ cười tắt ngay, không khí tưởng chừng nghe thấy tiếng bay của con ruồi. Bà ta lại nhướng đôi mắt dưới đôi kính trắng, la lên:

− Có Đồng Đồng Mỏ không?

Từ phía cuối phòng ở chiếc giường trong góc, một cô gái nghèo khổ, vẻ bụi đời ngóc đầu lên:

− Dạ, có đây. Nhưng không phải là Đồng Đồng Mỏ đâu, thưa bà… chữ nghĩa ạ.

Bị mắng xéo, bà y tá già nhìn cô ta như muốn ăn tươi nuốt sống. Bà vừa soạn gói thuốc viên, vừa mắng:

− Đồ giẻ rách! Không Đồng Đồng Mỏ thì là cái gì? Bà tiểu thư chắc? Thưa tiểu thư, thế tên của bà là gì ạ?

Cô ta trợn mắt tròn xoe ngó bà, phun phẹt một bãi nước miếng, rồi nằm chuỗi ra giường, co người lại, gối đầu lên cánh tay, không thèm nói một lời… lại có tiếng khúc khích cười. Lạ cái là không hiểu sao người ta lại thấy khoái ngắm cái vẻ bướng bỉnh chống đối của cô ta. Có lẽ người ta không thích cái vẻ khó khăn của bà y tá. Hình như bà cũng hiểu như vậy, nên càng căm ghét cô gái "bụi đời". Không hiểu đêm qua "bầu đoàn" bác sĩ y tá trực đã nhặt được cô ta ở đâu, hay lả tự thân cô ta đến, mà sáng nay vào nhận ca, đi ngang qua phòng bệnh tiêu chảy, bà đã thấy cô ta rồi. Đã phát ngán cái bệnh nhân lạ đời ấy, giờ lại đụng phải rắc rối này, bà không kiềm chế nổi câu nguyền rủa:

− Đúng là quỷ sứ ở đâu ấy!

Bà ta làu bàu nhỏ nhưng không lọt qua nổi đôi tai rất thính của cô ta. Cô ta chỏi tay ngồi nhanh dậy, nói to:

− Sao bà không nghỉ hưu đi! Bộ bệnh viện thiếu người "chửi rủa" bệnh nhân hay sao mà để cho bà ở lại vậy? Trời ơi! Vậy mà nói "lương y như từ mẫu". Với bà thì "lương y như… Tào Thị" thì có.

− Trời, trởi…

Bà y tá kêu lên, mặt tái xanh vì giận. Bà định trả đũa lại cô ta câu gì không biết, nhưng bà kịp ghìm lại và đổi hẳn thái độ, khi bác sĩ Thái Vinh từ đầu trại đi vào và dừng lại bên bà.

− Có chuyện gì vậy bà Huyền?

− Dạ, chào bác sĩ. Không có chi ạ.

Nở nụ cười hiền lành, chàng bác sĩ trẻ Thái Vinh vui vẻ:

− Không có chuyện gì, sao còn ở đằng xa, tôi đã nghe giọng khó chịu của bà rồi?

− Dạ, cũng có tí chút rắc rối, không đáng quan tâm đâu ạ.

− Bà lầm rồi! Nếu là về phía bệnh nhân, ta phải rất quan tâm và thông cảm mọi tình huống, để giúp đỡ an ủi họ. Một người thầy thuốc giỏi đâu phải chỉ có cho thuốc hay, mau hết bệnh là đủ, mà còn phải kết hợp nhiều thứ lắm, phải không bà?

Có tiếng vỗ tay ở góc phòng:

− Hay quá! Ông bác sĩ này nói hay như một nhà tâm lý học vậy.

Thái Vinh ngạc nhiên chăm chú nhìn về góc phòng. Bà Huyền nhún vai cười khẩy:

− Đấy! Rắc rối mà bác sĩ muốn biết đấy. Thật ra, nó có gì đáng đâu ạ.

− Sao không đáng? -Cô gái bẻ lại -Tên người ta như vậy mà đọc Đồng Đồng Mỏ, biểu người ta đừng cự bà à? Lỡ phát thuốc lộn, người ta uống chết thì sao?

Bác sĩ Thái Vinh hỏi nhanh:

− Đâu, tên gì đâu?

Bà Huyền chỉ vào sổ thuốc, bác sĩ Vinh cầm lên đọc:

− Đồng Đông Mơ à!

Cô bé cười rúc rích:

− Vậy mà bả đọc Đồng Đồng Mỏ đấy. - Bác sĩ Thái Vinh cũng phì cười, giải thích.

− Cô ấy họ Đồng tên Đông Mơ. Hình như… là…

Bà Huyền nói hớt:

− Hình như cái gì nữa. Đúng đấy! "Hành khất phu nhân" của bác sĩ đấy.

Bác sĩ Thái Vinh chợt nhớ ra. Đúng rồi! Đồng Đông Mơ… Cách đây mấy tháng, vào một phiên trực, phòng khám của chàng có điện thoại ngoài dân phố gần bệnh viện gọi vào, báo có người xỉu bên lề công viên, hoặc lý do gì khẩn cấp nên mới nhớ đến phương tiện bệnh viện. Chàng tức tốc cho xe trực và đích thân mình đi với nhân viên phòng khám đến đó. Và chàng hết sức bực mình khi thấy cô bé bụi đời này mệt lả vì đói, vì tiêu chảy gần kiệt sức. Đoàn của chàng đón cô về, đưa vào nhập viện. Thuốc men đầy đủ, cô gái dần dần hồi phục, và chàng rất ngạc nhiên trước vẻ thông minh, gương mặt đẹp sáng sủa của cô khi rửa sạch lớp dơ dáy, bụi bặm bám ngoài.

Chàng tới lui thăm bệnh cho cô và rất lạ lùng vê những câu hỏi:

− Ông có bực mình không khi tôi đã làm phiền đến cả một ê-kíp trực phòng khám đêm đó?

Bác sĩ Vinh thành thật:

− Có đấy. Chúng tôi rất bực mình khi phải chuẩn bị đón về đây một người bệnh không tương xứng với công sức chúng tôi.

− Chắc là bác sĩ rất ân hận và ghét tôi?

− Tôi đang cố gắng không coi trọng ai, không khinh ai.

− Vì nghề nghiệp của bác sĩ?

− Không phải. Vì tình yêu, tôi muốn yêu và được yêu. Tôi yêu người và người yêu tôi. Do đó, tôi cần phải vượt qua cái tôi.

Bác sĩ Vinh cười đắc ý một mình, vì yên trí cô bé này không hiểu nổi câu nói đầy triết lý. Chàng cũng thấy mình lẩn thẩn thật, tự nhiên đâm dễ dãi với một cô bé bị xã hội coi thường, tự nhiên hạ thấp mình xuống, nói chuyện thân mật với một con bé không hiểu nổi mình.

Cô bé biết phận mình nên chỉ giương mắt ngó chàng bác sĩ không đẹp trai gì cho lắm, nhưng gương mặt có nét quyến rũ lạ lùng. Nó làm cho cô ta bần thần nhớ đến một khuôn mặt…


(Còn nữa-nhưng tôi sẽ không đưa lên tiếp)


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CÔ HAI
Gửi bàiĐã gửi: 05 Tháng 1 2010, 13:37
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 62
Sinh nhật: 01-03-1962
Ngày tham gia: 18 Tháng 1 2008, 07:00
Bài viết: 1323
Quốc gia: Vietnam (vn)
TNP {L_WROTE}:
(Còn nữa-nhưng tôi sẽ không đưa lên tiếp)

sao vậy chị? độc giả( tôi) đang theo dỏi đây.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CÔ HAI
Gửi bàiĐã gửi: 05 Tháng 1 2010, 15:27
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
thanh thảo {L_WROTE}:
TNP {L_WROTE}:
(Còn nữa-nhưng tôi sẽ không đưa lên tiếp)

sao vậy chị? độc giả( tôi) đang theo dỏi đây.

Tại vì... làm biếng... và vì những lý do tế nhị khác nữa đó BC ơi! Thông cảm nhé!


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CÔ HAI
Gửi bàiĐã gửi: 07 Tháng 4 2010, 08:29
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Cô Hai cùng Chị Hai TNP:



Hình ảnh



Hình ảnh


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Đông Mơ
Gửi bàiĐã gửi: 30 Tháng 4 2010, 12:07
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Dù đã có người đánh máy truyện này đưa lên mạng rồi, nhưng vì là chuyện tế nhị nên chỉ khi được phép của Cô Hai, tôi mới dám gởi tiếp truyện dài Đông Mơ cho bà con đọc.

ĐÔNG MƠ (tt)

Hôm sau, cô ta lại bỏ bệnh viện trốn mất. Lúc ký bệnh án cho y tá hành chánh đi lãnh thuốc, bác sĩ Thái Vinh ngạc nhiên:

− Cô ta trốn rồi à?

Bà Huyền bực bội:

− Cái của nợ ấy trốn là phúc đấy. Bác sĩ chưa đủ mệt hôm đón cô ta về hay sao? Bệnh viện đâu phải đề dành cho lũ vô gia cư ấy.

− Nhưng bệnh cô ta mới tạm ổn thôi…

− Cái thứ ăn bậy uống bạ ấy, thì đường ruột bị mãn tính thôi. Biết làm sao được!

Bác sĩ Vinh không nói gì nữa, nhưng chàng không quên được vẻ thông minh như người có học thức của cô gái sau lần đối đáp ngắn ngủi ấy. Để rồi hôm nay, chàng lại gặp lại Đông Mơ.

Chàng nhận gói thuốc ở tay bà y tá và vui vẻ bảo bà:

− Bà làm phận sự đi, để tôi xem lại bệnh nhân này.

Bà Huyền không lạ gì chàng bác sĩ nổi tiếng yêu nghề và tận tụy với bệnh nhân nên cũng không thắc mắc gì, đẩy xe qua phòng khác.

Bác sĩ Thái Vinh đi đến bên giường cô, nghiêm giọng ra lệnh:

− Cô uống ngay thuốc này nhé! Lại ăn bậy bị tiêu chảy nữa chứ gì? Nhập viện đêm qua à? Để tí nữa tôi khám. Đêm qua có truyền dịch không?

− Dạ, có ạ.

− Truyền mấy chai?

− Hai ạ.

Thái Vinh nhìn qua giường, chiếu của cô ta, rồi ngạc nhiên:

− Đêm qua cô không ngủ mùng ư?

− Không ạ.

− Ủa! Sao lạ vậy? Bệnh viện đâu có thiếu mùng cho bệnh nhân.

− Không phải tại bệnh viện, tại tôi… tại tôi… không có tiền thế chân ạ.

− Thế chân? Thế chân gì?

Đông Mơ cười ré lên:

− Ông bác sĩ này ngộ ghê! Khoa ông có quy định về việc cho bệnh nhân mượn mùng mền, ông không biết sao?

Thái Vinh thành thật:

− Tôi quả tình không quan tâm đến việc gì ngoài chuyên môn của tôi.

Đông mơ nói nhanh:

− Vậy thì xin thưa với ông rằng: Y tá hộ lý khoa ông quy định ai muốn mượn mùng mền thì phải thế tiền hay CMND mới được mượn vì sợ mất. Mà tôi thì không có hai thứ đó.

Thái Vinh xua tay:

− Ồ! Không, không. Không thể được. Mất thì mất, chứ không để bệnh nhân ngủ muỗi được.

Đồng Mơ nhìn Thái Vinh đùa nhỏ, và cũng chỉ một mình cô hiểu:

− Rồi ngài sẽ được như ý đấy, ngài ạ!

Thái Vinh không thấy đôi mắt nghịch ngợm của Đông Mơ, chàng ngó về phía số sinh viên thực tập ở cái giường kia ra lệnh:

− Em nào về phòng hành chính hay phòng trực khoa, gọi ngay cô Yến đến cho tôi.

Cô Yến có mặt, bác sĩ Vinh nói ngay:

− Cô thay chiếu giường này và cho người ta mượn mùng ngủ. Sao để bệnh nhân nằm không trên chiếc giường chiếu rách thế này?

− Dạ… cô ta tiêu chảy ạ.

Đông Mơ cãi:

− Tôi không bị nặng. Tại cô không thay chiếu cho tôi. Cô nghĩ tôi là đồ vô gia cư, nên đối xử tổi tệ…

Cô thấy hả lòng đối với cô gái chanh chua mà cô mang ấn tượng. Lần nhập viện trước, Yến đặt thủy lấy nhiệt độ cho cô, cô lỡ làm bể ống thủy, đã vô cùng hối hận xin lỗi rối rít, nhưng Yến nhất định bắt đền. Đông Mơ không đền, Yến lập biên bản và ký vào xác nhận là bệnh nhân làm hư y cụ cho khoa khỏi bắt thường. Yến rất căm ghét con bé vô gia cư kỳ quái này. Trông nó vừa ngu vừa… khôn, và chẳng biết làm sao mà nó lại rành luật vậy.

Lần này lại bị nó "tố" ngay trước mặt bác sĩ. Nó tố mình đối xử tệ bạc với nó. Con quỷ này ghê thật! Nó rất khác mấy đứa bụi đời mà mình đã từng gặp.

Bác sĩ Thái Vinh nhắc lại:

− Cứ cho người ta mượn đủ mùng mền. Dù là vô gia cư cũng vậy, mất cứ báo cáo cho tôi hay. Tôi sẽ can thiệp với lãnh đạo bệnh viện, không được để người ta ngủ muỗi.

Thái Vinh quay ra. Đông Mơ lén nhìn theo ông bác sĩ lạ đời. Yến đi luôn về phòng trực, chuỗi mình nằm úp xuống giường nệm trắng tinh. Ngọc Nương đang lắp kim chích gần đó, ngạc nhiên:

− Có chuyện gì vậy? Sao không giao ban?

− Không muốn nhìn mặt bác sĩ Thái Vinh.

Ngọc Nương cười giòn:

− Lạ chưa! Mày thường bảo khoái nhìn cặp mắt ướt của anh chàng mà. Đàn ông mà có cặp mắt quyến rũ lạ đời. Mai Giao thật tốt số, mày chằng khen như vậy là gì?

− Đúng. Nhưng hôm nay tao nhất định "châm ngòi" cho Mai Giao xé nát anh ta mới hả giận. Anh ta bên con nhỏ vô gia cư mà lớn giọng với tao về việc cho mượn mùng mền đấy.

− Nhỏ vô gia cư nào? Nhỏ giường số 21 trong góc phòng số 3 chứ gì?

− Đúng. Trước mặt anh chàng, nó tố cáo tao không cho nó mượn mùng mền. Anh chàng ra lệnh phải cho mượn, mất thì báo với anh chàng. Mày nghĩ có tức không?

Ngọc Nương thành thật:

− Không nên thế. Mày có lý của mày, Thái Vinh có lý của ổng. Thôi, đừng có ác miệng hại người ta. Con gái giám đốc, cô Mai Giao tướng tinh là rồng cái đấy. Bác sĩ Thái Vinh thì ai mà ổng không chăm sóc tận tình.

− Nhưng không hiểu sao, tao ghét cái con qủy cái đó ghê đi. Nó có vẻ như thách thức, châm chọc cả mọi người. Đồ bụi đời khó ưa! Mai Giao mà thấy Thái Vinh chăm sóc đặc biệt cho nó chắc tức ói máu.

− Nói bậy! Mai Giao mà nghe mày nói vậy dám giận máy đó. Mai Giao là bác sĩ, và là cánh vàng ngọc, mà nghe đâu… Thái Vinh còn chưa gắn bó lắm với Mai Giao đấy. Vậy mà mày dám gán ghép ổng có ý gì với một con nhỏ bụi đời, thì có khác nào mày làm nhục người ta chứ? Thôi, đi lấy đồ cho Đông Mơ mượn đi. Có phải tên cô ta là Đông Mơ không?

Yến gật đầu buồn hiu đứng lên. Ngọc Nương nói tiếp:

− Mày cố chấp quá đi Yến ạ! Ngành nghề của mình là không được yêu ghét ai thái quá vậy đâu. Dù cho Đông Mơ có là ai, thì cô ta cũng là con người kia mà.

Yến hừ một cái bỏ đi, vừa làu bàu:

− Đừng có đạo đức theo khuôn mẫu, tao ghét nghĩa là không yêu được. Con nhỏ đó lạ lắm! Đôi mắt nó có lúc an phận, có lúc thì lóe lên một cái gì như muốn xuyên qua vũ trụ vậy…

Ngọc Nương mỉm cười cho cái tưởng tượng khá độc đáo của Yến. Nhất định tí nữa, cô sẽ lãnh phần truyền dịch cho cô bé để xem sao. Cô bé bụi đời đã hai lần nằm viện, đối với cô có lạ gì đâu, mà ầm ĩ từ chuyện bà Huyền tới cô Yến này.

Rẽ qua căng tin, không thấy Mai Giao ăn sáng như cô thường gặp, Yến đi thẳng lên khoa sản tìm cô. Nỗi giận hờn trong lòng Yến không vơi đi, mà còn bị nhân lên lúc cô đem mùng mền đến cho Đông Mơ. Quả thật, con nhỏ bụi đời ấy mất dậy không thể tượng. Nhận mùng nằm không cảm ơn một tiếng, mà nó còn cười bảo:

− Nếu tôi có ăn cắp mang đi, chị nhớ đòi bác sĩ Thái Vinh đền cho. Ông ấy mượn chị chứ không phải tôi mượn đâu.

Yến giận run, nguýt ngang một cái, bỏ đi tuốt lên khoa sản. Nhất định phải tìm gặp Mai Giao, nói cho cô ta biết, để cho cô ta cự bác sĩ Thái Vinh chơi.

Bác sĩ Mai Giao đang sửa soạn ra về, vì đêm qua cô trực. Mai Giao ngạc nhiên:

− Ồ, Yến! Bồ tìm mình à? Có chuyện gì không?

− Không có gì dâu, bác sĩ ạ. Bác sĩ có rảnh không?

− Trời ơi! Xưng hô cả chức vụ, quan trọng dữ à! Thôi Yến ơi! Mình biết cả ruột gan bồ mà. Mình là bạn học với nhau mấy năm trời, mình không hiểu cậu sao. Có chuyện gì mà "mát mẻ" với mình vậy?

Yến cười thành thật:

− Bồ quả thông minh, Mai Giao ạ! Mình đi mắng vốn cậu đấy. Phải về dạy lại Thái Vinh đi nhé.

− Chết! Anh ấy xúc phạm cậu à?

Yến nhún vai hỏi lại:

− Mà cậu có rãnh không? Hai đứa mình xuống căng tin đi.

Mai Giao chỉ lại cho các bạn một vài công việc cần thiết trong đêm trực, rồì khoác túi xách nhỏ theo Yến xuống căng tin. Gọi hai ly dừa đá xong, Yến nóng nảy nói ngay:

− Mình tức Thái Vinh chịu không nổi. Mình bỏ giao ban buổi sáng, vì không muốn nhìn mặt anh ta đấy.

− Chuyện dì mà dữ vây?

− Không có chuyện gì lớn. Mình tức… sao anh ta không giữ thể diện cho mình trước một con nhỏ bụi đời. Anh ta lớn tiếng với mình trước mặt nó, làm cho nó càng hống hách thêm. Đối với cái đám bá vơ đó mà giữ đạo đức quá, nó sẽ lờn mặt.

Rồi Yến kể hết cho Mai Giao nghe nỗi bất bình với Thái Vinh, rồi kết luận:

− Tức lắm bồ ạ! Bồ thấy ảnh la mình trước mặt con nhỏ đó, bồ mới tức. Mà không hiểu sao, Thái Vinh lại tỏ ra chăm sóc đặc biệt nhỏ đó vậy chứ.

Mai Giao lặng im nghe hết đầu đuôi, cô cười ngất:

− Yến ơi! Quả là tại Yến có ấn tượng với cô ta nên nghĩ vậy thôi. Phải chi Thái Vinh chăm sóc một tiểu thư, hay một phu nhân trẻ đẹp nào có địa vị, thì mình còn bắt bẻ được. Đàng này, đối với một con nhỏ bụi đời thì để ý làm chi. Tính tự nhiên của người thấy thuốc thôi mà.

Yến giận dỗi:

− Tự nhiên cái con khỉ! Lần nào nhỏ đó nhập viện, Thái Vinh cũng chăm sóc đặc biệt lắm.

Mai Giao vẫn chống chế:

− Tôi không thấy lý do nào đặc biệt cả. Bạn đừng có thổi phồng quá đấy.

− Mình tức Giao quá! - Yến nói tiếp - Tại bồ chưa thấy cái nét đặc biệt của nó đấy thôi. Đi với tôi! Bạn có nhìn thấy nó, bạn mới thấy lời tôi là đúng.

− Thôi được! - Mai Giao đứng lên - Mình đi theo bạn, để nhắc Thái Vinh chiều nay hai đứa hẹn đi đánh vũ cầu ở câu lạc bộ thể thao đấy.

Mai Giao nói vậy vì muốn chiều cho Yến vui lòng, chứ thật ra Mai Giao rất hiểu tính Thái Vinh. Học chung nhau mấy năm liền ở Đại học Y khoa, Mai Giao còn lạ gì tính siêng năn cẩn mẫn và rất nhiệt tình với bất cứ ai cần đến chàng. Đối với bệnh nhân, chàng giữ đúng lời tuyên thệ ngành y mà.

Hai cô trở lại khoa Lây đúng lúc Thái Vinh đang bắt nhóm sinh viên thực tầp ghé vào phòng Viên gan siêu vi. Chàng đang khám cho một bệnh nhân vàng mắt, vàng da như nghệ và giải thích cho một sinh viên đang đạt câu hỏi về chứng bệnh này. Thình lình, một người nuôi bệnh ở phòng bệnh tiêu chảy hớt hải chạy qua nói không ra hơi:

− Mấy thầy cô ơi… Cổ run quá trời đất rồi kìa.

Thái Vinh nhíu mày ngẩng lên:

− Cô nào? Ở đâu?

− Dạ, cái cô Đông Mơ gì đó. Cổ đương vô nước biển mà sao run quá trời quá đất vậy.

Thầy trò Thái Vinh kéo hết sang phòng 3. Đích thân chàng chạy nhanh tới khoa ngay dây nước biển đang truyền vào mạch máu Đông Mơ.

Cô bé môi tím tái, run đánh bồ cạp. Chàng ra lệnh:

− Đèn sưởi đâu? Nhanh lên?

Mấy chàng sinh viên chạy nhanh đi bê chiếc đèn sưởi cao áp từ phòng cấp cứu.

− Cô Đào về phòng trực, bảo cô Anh lấy ngay mấy viên thuốc này.

Chàng ghi nhanh vào miếng giấy con tên thuốc. Cô sinh viên Đào chạy biến đi. Cái mệnh lệnh không ồn ào, nhưng tính chất sốt sắng và cấp bách khiến không ai dám trì hoãn. Và Thái Vinh cũng không tỏ thái độ gì lo lắng lộ liễu, nhưng cái im lặng của chàng không thiếu nhiệt tình đặc biệt khiến Mai Giao thoáng dao động. Yến ngó cô với ánh mắt ngụ ý: "Thấy chưa? Lời tôi nói có sai không?"

Mai Giao nhìn kỹ cô bé bụi đời.

Cô ta nhỏ nhắn, gương mặt đẹp, phảng phất vẻ gì không giống con nhà nghèo. Nó biểu lộ qua ánh mắt thông minh sáng sủa và cuốn hút làm sao. Đôi mắt có đuôi mắt dài như chim phượng làm ta nhớ đến nữ hoàng Cleopatra. Nét độc đáo đó được che lấp dưới cái vẻ tiều tụy của cuộc sống thiếu ăn thiếu mặc thường ngày.

Một chút ganh tỵ của con gái gợn lên, ánh nhìn chợt tối. Mai Giao đến sau lưng Thái Vinh mà chàng không hay biết. Đón cây đèn cậu sinh viên vừa đem tới, Thái Vinh đặt sát vào giường, bẻ cong thêm cho mặt đèn áp gần hơn nữa vào người bệnh nhân, rồi ủ kín mền lại. Sau khi cô sinh viên rót nước cho Đông Mơ uống thuốc, chàng kéo mềm đắp cho cô bé cẩn thận và an ủi:

− Không sao đâu. Súc nước một chút sẽ khỏi thôi. Tại cơ thể cô yếu quá đấy.

Yến lại bấm nhẹ tay Mai Giao. Hai cô gái hội ý nhìn nhau, mặt Mai Giao có sắc buồn. Cô ho lớn lên một tiếng, khiến mọi người ngạc nhiên nhìn lại.

Thái Vinh vội nở nụ cười:

− Chào em! Em đến bao giờ vậy? Anh bận lo cho bệnh nhân nên không thấy.

− Em cũng mới tới thôi. Thấy anh bận bịu quá, nên em đâm thương hại. Cô bệnh nhân này có họ hàng gì với anh không, mà xem ra anh chăm sóc tận tình quá vậy?

Thái Vinh nghiêm khắc nhìn Mai Giao. Nhưng cô không nao núng gì, cô nói như đùa tiếp:

− Anh định lập lại một lề lối mới chăng? Bác sĩ làm công việc của hộ lý, y tá. Và y tá, hộ lý thì làm việc của bác sĩ.

Đông Mơ bất thần hất tung chiếc mền đang phủ kín đầu ra, nhìn trân vào mặt Mai Giao. Bác sĩ Thái Vinh vẫn điềm đạm:

− Cô đỡ lạnh chưa? Ngấm thuốc và sưởi ấm một chút là hết ngay.

− Cám ơn bác sĩ. Tôi đỡ rồi.

Cô quay ngoắt vào tường, co người nhắm mắt lại. Thái độ cô thật bướng bỉnh.

Thái Vinh kéo ngắn cây đèn lại, kéo mền đắp cho cô như cũ, rồi quay trở ra, coi như không có chuyện gì, hay đúng hơn là coi như không có mặt Mai Giao. Điều đó khiến cô ấm ức thật sự, cô hỏi khẽ:

− Tí nữa anh khám bệnh có được không? Em muốn nói chuyện với anh, ta xuống căng tin đi.

Chàng dừng lại ngoài cửa phòng nhìn Mai Giao:

− Em muốn nói chuyện gì? Có phải chuyện vừa rồi không? Chuyện của Đông Mơ?

− Đúng. Em muốn biết vì sao anh chăm sóc cô ta đặc biệt?

− Nếu thế thì không có gì đáng nói cả. Người thầy thuốc nào cũng có thể làm được nếu đừng coi địa vị mình quá lớn. Có lẽ họ đỡ đau mau lắm đấy!

Chàng bước tới những bước thật chắc sau một câu nói không cười:

− Em về đi! Đêm qua em trực phải không? Mình gặp nhau sau vậy!

Mai Giao đứng lại ngỡ ngàng. Lần đầu tiên, cô khám phá ra một nét lạ ở ngưởi cô yêu. Nét lạ khác thường quá độc đáo mà cô cảm thấy như là cái tát, tát vào lòng tự ái của cô con gái nhà giàu quen được cưng chiều. Cô khe khẽ cắn môi.


(còn tiếp)


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Đông Mơ
Gửi bàiĐã gửi: 01 Tháng 6 2010, 06:20
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Cảm thấy đỡ lạnh, Đông Mơ tốc mền, đẩy nhẹ chiếc đèn sưởi ra, và nhờ mấy người nuôi bệnh tắt giùm. Hình như cô đã ngủ được một giấc, nên cảm thấy khỏi nhiều. Những người nuôi bệnh ở bệnh viện rất có kinh nghiệm về việc bệnh nhân truyền dịch bị sốc nước, nên họ không kêu y tá, mà tự động tắt đèn dọn dẹp giùm khi Đông Mơ, đã trở lại bình thường. Hồi nãy, có người trở lại thăm, nhưng thấy, cô ngủ yên, nên cô ý tá bỏ về phòng. Bây giờ đã quá trưa, chắc là đã nghỉ việc hết rồi.

Đông Mơ chỏi tay ngồi lên, tựa đầu vào tường. Một bà già tốt bụng lật đật chạy tới:
− Chết! Ngồi vững không đó, sao hổng kêu bác đỡ giùm cho?
Cô bé trở nên rất hiền lành lễ phép:
− Dạ, không sao ạ. Cháu khỏe rồi.
− Đói bụng không? Tui cho chén cháo đường. Ông nhà tui bị tiêu chảy, bác sĩ bảo ăn cháo đường, nên tui chỉ có vậy.
Đông Mơ sáng mắt:
− Dạ… bà cho con xin một chén.
Cô mở chiếc bị cói lấy muỗng chén đưa cho bà già nuôi bệnh. Bà cầm lấy, múc một chén cháo mới nấu xong, cho ít đường vào đưa cho Đông Mơ. Cô bé đỡ lấy… cô đói thật sự. Chưa bao giờ cô thấy bát cháo có giá trị đến vậy. Giá như cô giàu có, giờ đây nếu bà già có bảo cô đổi một chỉ vàng để lấy bát cháo này, cô cũng lột đưa cho bà. Cô đã giáp mặt với cái đói thật sự khủng khiếp.

Đêm qua lang thang ở lề đường khuya, gặm một mẩu bánh mì nguội, uống một vài ngụm nước máy, sau đó cô đau bụng quá trời quá đất. Đi tiêu chảy vài lần, cô quá sợ hãi, đã tự động vô phòng khám xin nhập viện. Chén cháo của bà cụ đến đúng lúc, trở thành một ý nghĩa lớn lao, mà cái đầu kỳ quậc của kẻ bụi đời phải viễn vông nghĩ ngợi… Cuộc sống có những việc rất tầm thường, mà ý nghĩa quá lớn. Cô cứ nhìn bà già, không biết nói thế nào để tỏ lòng biết ơn. Bà già cười hồn nhiên đưa cả hai cái lợi móm không còn một chiếc răng:
− Ăn đi, sao cầm hoài vậy? Tướng tá coi đẹp quá chừng mà sao khổ vậy? Nhà cháu ở đâu?
− Dạ, cháu ở khắp nơi. Chỗ nào cháu ở cũng được. Hiên lầu, công viên, hay gầm cầu… ở đâu cũng là nhà của cháu.
Bà già chưng hửng:
− Rồi làm gì mà ăn? Thôi, dìa xứ tui làm ruộng bắt ốc, hái rau, đi đãi tép, cũng sướng hơn ở thành phố mà hổng có việc gì làm.
Đông Mơ lại cúi mặt vào chén cháo, đôi mắt chớp lia. Cô cứ lấy đũa khuấy khuấy chén cháo, vừa thổi vừa húp ngon lành. Hết chén cháo, mồ hôi rịn ra nhẹ nhõm. Để cái chén không cần rửa vào cái bị trở lại, cô lấy cái khăn tay cũ mèm lau mồ hôi, rồi hướng về người đàn ông đi chân đất nuôi bệnh ở giường phía trước, nói:
− Anh cho tui xin miếng nước, anh Hai.
Người đàn ông lấy cái tô mẻ miệng rót nước nóng bưng lại mà không nói một lời. Phải rồi, cái vẻ lử đừ chân chất của anh ta không nói chuyện là phải. Đông Mơ cũng không cảm ơn. Hốt vội mớ thuốc viên uống buồi chiều để trên đầu tủ nhỏ, cô ngửa cổ dốc hết vào họng, rồi ực luôn. Người đàn bà sang trọng đeo vòng vàng đầy cổ tay, nãy giờ ngồi đằng xa nhìn chừng như gớm cái vẻ dơ dáy bụi bặm của cô bé, giờ bỗng nhiên mở ví, rút tờ giấy mười ngàn đi đến, nhét vào tay Đông Mơ.
− Cô cho em đó, muốn ăn gì mua ăn.
Đôi mắt bà ta tỏ ra luyến tiếc cái nhan sắc bị vùi trong lớp áo bụi đời… Một sự thương hại của lòng nhân đạo. Đông Mơ cảm ơn bà ta, rồi loay hoay sửa lại giường chiếu. Chiếc chiếu rách nát dành cho bệnh nhân vô gia cư như cô trước đây, nhờ bác sĩ Thái Vinh nên được thay bằng chiếc chiếu mới tinh và mùng mền tươm tất.

Đông Mơ nhớ lại từng cử chỉ giọng nói, nét cười của ông bác sĩ tốt bụng rồi đột nhiên cô cũng cười. Cười gì? Có trời biết nhỏ bụi đời kia cười gì, chỉ biết chắc chắn là cô ta khoẻ lắm rồi. Cơn đau bụng quặn thắt không còn nữa. Ăn được chén cháo nóng đỡ lòng, cô cảm thấy khoan khoái, nhớ ơn vô kể cụ già. Chưa bao giờ cô giáp mặt với cái đói tận cùng và càm giác được cứu giúp đúng lúc. Cô thật vô cùng biết ơn cuộc sống biết ơn mọi người. Cô biết ơn cả một cái tát nảy nửa nào đó trong đời cô nữa đấy.

Lắm lúc cô cũng muốn tìm cho mình một việc làm lương thiện bỏ cuộc đời lông bông, bị xã hội khinh rẻ này đi, nhưng cô không biết làm gì. Cái gì cô cũng không quen, nhất là bị trói buộc vào một công việc cứ lặp đi lặp lại như cái đồng hồ. Bất cứ việc gì, cô cũng không thể, ngoài cái nghề tự do: tự do ăn, tự do uống, tự do ngủ bụi và tự do… đói nữa. Cái chủ nghĩa tự do của cô chỉ sợ mấy ông công an thôi. Léng phéng ở những nơi nổi tiếng như công viên, nghĩa địa, là bị hốt về đồn. Mà mấy nơi đó mới là môi trường béo bở cho cô chứ. Cô không thể nào tách khỏi môi trường của cô được… Cô nằm trở lại, gối đầu trên chiếc bị cói nhắm mắt như ngủ. Nhưng kỳ thật, cô không ngủ. Cô nằm nghe động tĩnh! Giờ này bệnh viện khá vắng vẻ. Nhưng người nuôi bệnh, hoặc kẻ trên giường với thân nhân, hoặc trải chiếu ra gốc cây nằm ngủ trưa. Trên những chiếc băng đá xa xa hoặc những chiếc băng ở đầu kia có vài cặp trai gái đang nhỏ to, hoặc cặp vợ chồng có tuổi đang nhổ tóc sâu cho nhau. Giờ thuận lợi đã đến! Cô khẽ nhổm dậy, ngó dáo dác trong phòng, rồi gói nhanh chiếc mền, mùng mới của bệnh viện đút vội vào chiếc bị cói, lẳng lặng rút nhanh ra khỏi khoa.

Cô đi như bay ra cổng. Anh bảo vệ đang ngủ gà ngủ gật chợt mở mắt nhìn cô. Anh nhìn vì ngạc nhiên về một nhan sắc, cái độc đáo nhất của cô gái bụi đời Đông Mơ là ở chỗ đó. Có lẽ nhờ sắc đẹp lạ kỳ ấy mà cô được hưởng nhiều đặn ân.

Cô đi ra khỏi cổng rồi biến nhanh ra chợ trời. Môi trường này đối với cô không lạ, song cũng còn khá nhiều bỡ ngỡ. Thấy cô xuất hiện, vài người quen hất mặt:
− Có gì không?
Cô ngó dáo dác chừng như tìm kiếm ai. Hồi lâu, một bà từ bên kia lộ chạy băng qua:
− Mơ!
− Chị Ba! Nãy giờ tôi cố ý kiếm chị nè.
− Có gì không?
− Có!
− Đen hay trắng?
− Đen trắng gì?
Đông Mơ chưng hửng ngó người đàn bà cùng xóm. Chị cười nói nhỏ:
− Trởi ơi! Chưa quen tiếng lóng chợ trời phải không? "Đen trắng" có nghĩa là đồ bán thuộc dạng nào, đồ nhà hay đồ chộm. Có giấy ra bán đàng hoàng được không, hai phải bán dấm bán dúi, bán sang tay cho lái đem đi nơi khác tiêu thụ.
− Vậy hả? Ai biết đâu.
Chị Ba moi trong bị coi ra cái mùng mới. Thấy có đóng dấu bốn chữ tắt màu đen "BVDK", chị hoảng hồn, lật đật lôi Đông Mơ và trong một cái hẻm nhỏ giữa hai căn phố lầu chọc trời.
− Vô đây! Vô đây! Trời đất ơi! Làm sao vô tới bệnh viện, "chơi" ở trỏng vậy?
Đông Mơ nhăn mặt:
− Chị đừng có hỏi lung tung nữa. Chị mua không thì bảo?
Chị Ba cười hì hì:
− Tao mà chê đồ này thì như chó mà chê… à? Bao nhiêu?
− Chị trả được bao nhiêu thì trả.
Chị Ba nhó Mơ lom lom:
− Nè! Chỗ quen biết trong xóm, chị hỏi nghe cô Mơ. Cô có thế cái gì cho bệnh viện không?
− Chị hỏi chi vậy?
− Vì cô biết đồ bán chợ trời giá bèo lắm. Mà cái mùng này trong bệnh viện phải thế chân năm chục ngàn đồng.
Đông Mơ ngạc nhiên:
− Sao chị rành quá vậy?
Chị Ba cười:
− Cô mới về xóm nên không biết đấy thôi. Thấy em cũng "đồng hội đồng thuyền", nhưng côi bộ mới nhập nghề nên chị thương hại. Chị còn lạ gì các khoa trong phòng đó nữa. Có một thời, chị chuyên mon "rinh" giỏ xách, dép Nhật, "xốp" quần áo của người nuôi bệnh hớ hênh, ra đây bán mà nuôi chồng con đấy.
Đông Mơ không thể nào ngờ nổi là cô đã gặp "sư phụ chôm chỉa" trong cái gia đình rất đàng hoàng ấy. Chồng chạy xích lô rất hiên lành, hai đứa con lễ phép, đến trường lớp hẳn hoi. Lòng cô gái bụi đời chợt thấy bất nhẫn.
Chị Ba ghé sát tai Đông Mơ nói nhỏ:
− Cô em làm sao vậy? Ngạc nhiên quá phải không? Nè! Kín miệng nghe. Tui làm mấy việc đó, "thằng chả" và mấy đứa con tui không biết đâu đó. Bây giờ tụi nó lớn rồi, tui không dám làm việc ấy nữa. Lỡ có gì nhục nhã con tôi lắm. Còn cô… chắc cô cũng phải nuôi bà già? Tội nghiệp! Cô nói thiệt đi cô, thế cái mùng này bao nhiêu? Và cái mền nữa chứ? Để chị biết mà mua cho cô đỡ lỗ vốn. Chị bán không lời cũng được, cùng khổ giống nhau thôi mà.
Đông mơ vẫn như mộng du. Cô lắc đầu:
− Không, em không thế đồng nào cả.
− Vậy thì cô phải thế CMND?
− Cũng không luôn.
− Làm sao cô mượn được?
− Nhờ ông bác sĩ bảo lãnh.
− Trời ơi! Bác sĩ nào mà tốt dữ vậy? Ở không đâu mà đi quan tâm tới một kẻ nghèo rớt mồng tơi vậy.
− Em cũng không biết nữa.
Chợt chị Ba băn khoăn:
− Người ta tốt vậy mà cô lại chôm đem ra đây bán. Hoá ra lất ơn trả oán sao?
− Còn chị? Trước kia chị rinh giỏ, chộm quần áo của thiên hạ, những người đó có ân oán gì với chị đâu? Người ta cũng đau khổ khi bị mất đồ dùng của mình vậy.
− Ừ hén! - Chị Ba không biết nói gì ngoài cái gật đầu xác nhận giản đơn.
Hai mắt Đông Mơ như chìm trong khoảng trời cao bị giới hạn bởi hai bức tường phố chọc trời. Nó còn có một chút xíu để tâm hồn Đông Mơ thoát xác và miệng cô buông ra một câu mà chị Ba tưởng đâu là cô bé bị thần thánh hay quỷ ma gì nhập:
− Rốt cuộc thì đạo đức vẫn bị mắc cạn giữa bản năng sinh tồn.
Chị cười ngất:
− Cô này ngộ ghê! Trong xóm, ai cũng nói cô kỳ dị. Có lúc giống hệt chúng tôi - những người khốn khổ đủ thành phần. Có lúc như không phải. Thôi, dứt giá đi. Bao nhiêu hai thứ này?
− Đã nói rồi, chị đưa bao nhiêu thì đưa mà.
Chị Ba nhét vào tay Đông Mơ ba chục ngàn, rồi tuôn nhanh hàng vào chiếc giỏ to tướng của chị. Hai người ra khỏi hẻm, chị Ba chạy nhanh qua hàng cây bên kia lộ, có bóng nhiều người đàn bà ngồi, đứng dưới những tàn bông giấy um tùm.

Có tiền trong tay, Đông Mơ lại thèm ăn, lại thấy đói. Cô rề xuống kế bên cô bán cháo đậu đỏ ăn với tép rang, cá lóc kho khô, dưa mắm làm một tô không chế nước dừa. Thật no nê rồi, cô mới tính đường trở về cái ổ chuột.

Căn nhà thuê trong cái xóm nghèo tồi tệ như một vùng ngoại ô không tên tuổi đó - như chị Ba nói - là một cái xóm xôi đậu, đủ thành phần: lương thiện, giựt dọc, móc túi, xì ke, gái điếm,… Nhưng cái "luật" ở đây giản đơn hơn luật pháp nhiều. Chỉ cần không dòm ngó, moi móc ai, thì không ai đụng đến minh. Khi yếu đuối hiền lành thì còn được bảo vệ nữa là đằng khác.

Đông Mơ gọi xích lô đi về. Xuống xe từ đằng xa, cô đã thấy một bà dáng vẻ hiền lành đang đứng ngó mông. Thấy cô, bà chạy ù tới ôm chầm lấy.
− Trời! C…ô… con làm vú sợ quá…
Đông Mơ nghiêm mặt:
− Kìa vú! Con đã bảo không sao mà. Vú làm như con còn bé lắm.
− Sao đêm qua con không về?
− Con bị đau phải vào nhập viện.
− Trời ơi! Sao con không cho vú hay để vú đến chăm sóc con.
− Con đã nói rồi, vú cứ yên tâm ở nhà. Cuộc sống con, con đảm trách. Sức khoẻ con, con biết.
Bà Già cầm bàn tay trắng xanh của cô gái:
− Con bảo vú hông lo sao được. Con mà có bề gì, vú chết mất thôi.
Đông Mơ khúc khích:
− Người mẹ nào mà không thương con hả vú. Nhưng con đủ sức đương đầu với cuộc đời, vú lo gì. Chỉ cần vú đúng lời, cho con được tư do, muốn làm gì thì làm là con sướng rồi.
− Nhưng con cứ hay đi tới những nơi nguy hiểm, làm những việc trái đời như vậy, vú sợ lắm, con hiểu không?
Đông Mơ ôm vai bà già dìu vào:
− Con hiểu nỗi lo của vú, nên thay vì ở điều trị tiếp, con đã trốn viện về đây.
Bà già mở lớn mắt:
− Lại trốn viện?
Đông Mơ thích thú cười, móc một nắm bạc trong chiếc bị coi ra đưa trước mặt bà già:
− Nằm viện còn có tiền xài nữa đấy. Khỏi làm gì cho mệt.
Bà già tỏ ý không hiểu. Đông Mơ nhăn mặt đùa:
− Trời ơi! Có con gái "bán trời không mời Thiên Lôi" mà sao vú hiền ghê đi. Tiền này là tiền con chôm mùng mền của bệnh viện bán cho chị Ba ở cuối xóm mình đấy.
Bá già tưởng chừng như phát run. Quả là "cây ngọt sinh trái đắng". Con làm yêu làm quỷ, mẹ thì như phật Quan Âm. Bà chắp tay niệm phật:
− Con ơi con! Con làm việc khác được không? Bất cứ việc gì để có tiền cho mẹ con mình sống, nhưng đừng ăn cắp có được không con. Lỡ con bị bắt thì còn gì danh giá.
Đông Mơ cười khúc khích:
− Vú ơi! Vú nằm mơ kiếp nào mà thấy con có danh giá vậy? Vú quên con là con nhỏ bụi đời sao?
Bà vú thở dài rầu rĩ, không nói thêm điều gì nữa. Dường như bà cũng hơi ngán cái ánh nhìn răn đe của cô gái kỳ khôi này. Bà dắt tay cô vào nhà.
− Con mệt lắm không? Nằm nghỉ một chút đi. Vú có nấu sẵn vài món ăn con thích để trong tủ đựng đồ ăn đấy. Bây giờ để vú đi đặt nước nóng cho con tắm nghe. Đi hôm qua tới nay, chắc mình mẩy dơ dữ lắm rồi.
Đúng là môt bà già yêu con gái. Trong cái tổ ấm tồi tàn này, Đông Mơ được yêu chiều đạc biệt. Bà mẹ đi ra sau bếp. Cô vào trong căn phòng vách ván cũ, nhưng rất sạch sẽ, chắc chắn, có kê chiếc bàn nhỏ bằng cây, mùng mền cẩn thận. Thì ra cô bé bụi đời này không phải là dân vô gia cư hoàn toàn. Cô là một cô gái nghèo vô danh thì đúng hơn. Lý lịch mẹ con cô, không ai hiểu rõ. Mấy tháng trước đây, mẹ con cô từ đâu tới mua căn nhà lá nhỏ, rồi sửa sang lại cho nó đỡ tang thương, làm tổ ấm cho hai mẹ con.

Không ai biết được gì về cuộc sống của họ. Chỉ biết rằng bà mẹ không khi nào rời khỏi căn nhà tối tăm ấy và rất mực yêu chiều người con gái. Bà coi cô như vàng như ngọc và cúc cung kính nể hơn một người đàn bà ít con bình thường. Ném cái bị coi và nắm bạc coi như đồ bỏ lên chiếc giường, cô đi thẳng ra sau. Bà mẹ quen với bổn phận này từ khi cô còn tấm bé, đã pha sẵn một thau nước nóng.


(Còn tiếp)


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 9 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» CÔ HAI «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 3 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 3 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu